TP. Hồ Chí Minh sẽ bị "nhấn chìm" nếu băng 2 cực tan chảy

Khá nhiều tỉnh ở miền Bắc cũng chịu chung số phận "bị nhấn chìm" khi toàn bộ băng trên Trái đất bị tan chảy hoàn toàn.

Chúng ta đều biết rằng, Trái đất đang ngày một nóng lên, vùng Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức trung bình trên toàn cầu, cùng với đó, băng tan nhanh khiến diện tích của biển Bắc Cực đang ngày một thu hẹp lại.

Câu hỏi được đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra khi toàn bộ băng ở hai cực Trái đất tan hết? Liệu chúng ta có "chết chìm" trong biển nước?

Các nhà khoa học đã khẳng định rằng, tất cả chúng ta sẽ không chết chìm hết khi mực nước biển dâng cao. Tuy nhiên, rất nhiều thành phố ven biển chắc chắn sẽ bị nhấn chìm.

Dưới đây là hình ảnh vừa được đăng trên tạp chí National Geographic với tiêu đề "Khi tất cả băng trên thế giới tan chảy". Bức ảnh đã mô tả hình ảnh lúc mực nước biển dâng cao hơn 216feet (khoảng 65,6m) so với hiện tại.

TP. Hồ Chí Minh sẽ bị nhấn chìm nếu băng 2 cực tan chảy
Hình ảnh băng tan khiến mực nước biển dâng cao ở châu Á. (Màu xanh nhạt biểu trưng cho mức nước biển dâng cao)

TP. Hồ Chí Minh sẽ bị nhấn chìm nếu băng 2 cực tan chảy
Hình ảnh bản đồ chụp lại khu vực Việt Nam và các nước lân cận

Nhìn vào bản đồ, chúng ta có thể "nói lời tạm biệt" với Thành phố Hồ Chí Minh. Ở phía Bắc, những điểm như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định cũng chịu chung số phận. Các tỉnh thành ven biển miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng bị nước biển lấn sâu...

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất chịu ảnh hưởng của vấn đề băng tan chảy. Những thành phố lớn như Karachi, Baghdad, Dubai, Calcutta, Bangkok, Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Tokyo và Bắc Kinh cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp và chịu chung số phận.

TP. Hồ Chí Minh sẽ bị nhấn chìm nếu băng 2 cực tan chảy
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chìm trong biển nước nếu băng trên Trái đất tan chảy hết

TP. Hồ Chí Minh sẽ bị nhấn chìm nếu băng 2 cực tan chảy
Những nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Philippines, hay ngay cả Hồng Kông cũng chịu chung số phận

Băng tan sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, bởi vậy mà chính phủ các nước luôn quan tâm và thúc đẩy các kế hoạch để đối phó với mô hình thời tiết cực đoan trong tương lai.

Dưới đây là một số hình ảnh các nước bị nhấn chìm nếu băng tan chảy trên khắp châu lục thế giới.

TP. Hồ Chí Minh sẽ bị nhấn chìm nếu băng 2 cực tan chảy
Khu vực châu Âu

TP. Hồ Chí Minh sẽ bị nhấn chìm nếu băng 2 cực tan chảy
Khu vực Bắc Mỹ

TP. Hồ Chí Minh sẽ bị nhấn chìm nếu băng 2 cực tan chảy
Khu vực châu Phi

Tất cả hãy cùng hành động để làm chậm quá trình trái đất nóng lên, chỉ bằng những việc làm thường ngày:

- Chuyển dần sang đi bộ, đạp xe đạp, sử dụng xe bus thay vì để bố mẹ đèo xe máy hay ôtô khi đi học, đi chơi.

- Tìm cách hạn chế sử dụng nguồn năng lượng từ củi/than đốt hay gas. Thay vào đó, chúng ta có thể tìm hiểu việc sử dụng năng lượng mặt trời.

- Tích cực trồng cây xanh (mỗi bạn có thể trồng một cây cảnh nhỏ xinh vừa để trang trí, vừa giúp môi trường sạch hơn).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 14, ảnh hướng đến Nam Trung Bộ

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 14, ảnh hướng đến Nam Trung Bộ

Sáng sớm nay (18/11) sau khi đi vào khu vực phía Đông quần đảo Trường Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 14.

Đăng ngày: 18/11/2017
Hình ảnh cận cảnh núi băng trôi khổng lồ bị tách khỏi Nam Cực

Hình ảnh cận cảnh núi băng trôi khổng lồ bị tách khỏi Nam Cực

Các nhà khoa học của NASA đã chụp được những hình ảnh cận cảnh của một núi băng trôi khổng lồ, tách ra từ Nam Cực vào hồi tháng 7 vừa qua.

Đăng ngày: 17/11/2017
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần biển Đông

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần biển Đông

Hồi 01 giờ ngày 17/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 7,4 độ Vĩ Bắc; 122,5 độ Kinh Đông, cách đảo Palawan (Philippines) khoảng 470km về phía Đông Nam.

Đăng ngày: 17/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News