Trái đất có sự sống nhờ hành tinh Theia lao thẳng vào
Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy sự kiện hành tinh Theia to bằng sao Hỏa lao vào trái đất, bắt đầu sự sống và tạo nên Mặt trăng là có thật.
Trong bài báo vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology and Evolution, nhóm khoa học gia đến từ Đại học Bristol (Anh) tuyên bố rằng sự sống trên Trái đất bắt nguồn sớm hơn chúng ta từng nghĩ đến 100 triệu năm, tức 3,9 tỉ năm về trước thay vì 3,8 tỉ năm như một số nghiên cứu trước đó.
Hành tinh Theia lao vào Trái đất - (ảnh đồ họa của NASA).
Để tìm tổ tiên chung cổ xưa nhất của sinh vật trái đất, nhóm khoa học gia đã sử dụng dữ liệu phân tử từ 29 gene của 102 loài sinh vật sống khác nhau, tinh chỉnh bằng dữ liệu của 9 dạng hóa thạch để truy tìm ra sinh vật đơn bào đầu tiên.
Kết quả cho thấy sinh vật đầu tiên này ra đời khoảng 3,9 tỉ năm về trước sau quá trình phôi thai hàng trăm triệu năm của trái đất. Hóa thạch lâu đời nhất của sinh vật Trái đất là những vi sinh vật 3,4 triệu năm tuổi vừa được phát hiện tại Tây Úc. Tuy nhiên trước đó đã có những dấu hiệu của carbon niên đại tới 4,1 tỉ năm. Carbon nguyên sơ được biết đến như vật liệu ban đầu để hình thành nên các "khối xây dựng sự sống", như những gì NASA đã tìm thấy dưới đáy hồ cổ 3 tỉ năm tuổi ở Sao Hỏa.
Vụ va chạm tác động mạnh mẽ đến hành tinh của chúng ta, sáp nhập vật chất của hai hành tinh và hình thành nên Mặt trăng- (ảnh: Viện Nghiên cứu Tây Nam SwRI).
Nhóm nghiên cứu tuyên bố rằng các chuỗi phản ứng kỳ diệu để trái đất phôi thai ra sinh vật đầu tiên bắt nguồn từ một vụ va chạm hành tinh kinh hoàng: "hành tinh giả thuyết" Theia là có thật. Theia với kích thước tương đương sao Hỏa đã lao thẳng vào trái đất 4,45 tỉ năm về trước.
Theia vỡ vụn, vật liệu của nó hòa trộn vào trái đất và thay đổi hành tinh của chúng ta vĩnh viễn. Nhiều mảnh vỡ từ vụ va chạm bắn lên quỹ đạo Trái đất, hình thành một đám mây đá khổng lồ. Đám mây này sau đó lắng xuống và kết tụ thành mặt trăng. Đó là lý do các kết quả phân tích đá mặt trăng cho thấy nó chia sẻ những vật liệu tương tự như trái đất. Theia trong thần thoại Hy Lạp chính là vị titan đã sinh ra nữ thần mặt trăng Selene.
Sơ đồ mô tả cách các nhà khoa học dùng dữ liệu phân tử của các sinh vật hiện đại, tinh chỉnh bằng dữ liệu của sinh vật cổ đại để truy tìm tổ tiên chung xa xưa nhất - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).
Trong bài viết trên tạp chí The Conversation, bà Holly Betts, nghiên cứu sinh về cổ sinh vật học của Đại học Bristol, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ tiếp tục tinh chỉnh các kết quả khi con người tìm thấy thêm được những bằng chứng hóa thạch cổ xưa khác. Họ hy vọng nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ hơn một giai đoạn lịch sử nguyên thủy còn nhiều bí ẩn.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
