Trái đất đang nằm ở điểm xa nhất so với Mặt trời, vì sao nhiệt độ mùa hè năm nay vẫn ở mức cao kỷ lục?

Nhiệt độ mùa hè ở Bắc bán cầu đang chạm ngưỡng kỷ lục, với các cơn sóng nhiệt đang "quần thảo" ở các quốc gia thuộc khu vực này, khiến người dân phải hứng chịu một trong những mùa hé có nhiệt độ cao nhất lịch sử.

Đáng chú ý, cũng ở thời điểm này, Trái đất chuẩn bị đạt đến điểm xa nhất trên quỹ đạo so với Mặt trời trong năm nay. Đó là một sự kiện thường niên được gọi là aphelion (hay điểm viễn nhật), một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "apo" (đi xa) và "helios" (Mặt trời), theo Almanac.

Sự kiện này đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Nếu Trái đất ở khoảng cách xa nhất với Mặt trời, tại sao mùa hè vẫn nóng nực với nhiệt độ cao đến vậy.


Hôm nay ngày 6 tháng 7, tại điểm viễn nhật, Trái đất sẽ cách Mặt trời 1,01 AU.

Để trả lời câu hỏi trên, trước tiên hãy xem xét cách Trái đất quay quanh Mặt trời, cũng như cách hành tinh của chúng ta tự quay như thế nào.

Các nhà thiên văn học coi khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời là một đơn vị thiên văn (AU), tức xấp xỉ 93 triệu dặm (150 triệu km), theo định nghĩa của Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU).

Tuy nhiên, quỹ đạo hơi elip của Trái đất quanh Mặt trời cũng đồng nghĩa với việc, vào mỗi năm, sẽ có một ngày Trái đất ở gần Mặt trời nhất (điểm cận nhật) và một ngày hành tinh Xanh ở xa ngôi sao chủ của mình nhất (điểm viễn nhật).

Trong năm 2023, điểm cận nhật xảy ra vào ngày 4 tháng 1, khi Trái đất cách mặt trời 0,98 AU. Theo nhà thiên văn học Fred Espenak, vào hôm nay ngày 6 tháng 7, tại điểm viễn nhật, Trái đất sẽ cách Mặt trời 1,01 AU.

Nhìn ngược lại lịch sử, điểm cận nhật và điểm viễn nhật được nhà thiên văn học Johannes Kepler chú ý lần đầu tiên vào thế kỷ 17. Ông cũng chính là người đã tính toán rằng các hành tinh có quỹ đạo hình elip quanh Mặt trời. Ông lưu ý rằng một hành tinh di chuyển nhanh nhất khi nó ở điểm cận nhật và chậm nhất ở điểm viễn nhật. Điều đó làm cho mùa hè ở Bắc bán cầu dài hơn vài ngày so với mùa hè ở Nam bán cầu.

Dù khác biệt giữa điểm cận nhật và củng điểm có thể là vài triệu km, chênh lệch này hầu như không ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất. Vào tháng 7, Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt trời nên được Mặt trời chiếu sáng trọn vẹn vào mùa hè, khiến ngày dài và nóng hơn. Trong khi đó, Nam bán cầu quay ra xa Mặt Trời nên ngày ngắn và mát hơn.

Mặc dù điểm viễn nhật đến chỉ vài tuần sau ngày Hạ chí tháng 6 và điểm cận nhật đến gần ngày Đông chí tháng 12, nhưng các sự kiện này không có mối liên hệ với nhau. Thời gian chính xác được gây ra bởi sự thay đổi độ lệch tâm của quỹ đạo Trái đất, theo timeanddate.com, với ngày điểm cận nhật và điểm viễn nhật trôi qua một ngày cứ sau 58 năm kể từ thế kỷ 13.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao bình ga lại phát nổ?

Tại sao bình ga lại phát nổ?

Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao Lạc Sơn Đại Phật có thể an tọa yên bình suốt hơn 1.300 năm mà không bị sụp đổ?

Vì sao Lạc Sơn Đại Phật có thể an tọa yên bình suốt hơn 1.300 năm mà không bị sụp đổ?

Đại Phật Lạc Sơn là kỳ quan kiến trúc nhân loại. Thắng địa du lịch nổi tiếng này mỗi năm thu hút không dưới 2,5 triệu du khách đến chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 18/04/2025
Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?

Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?

Nhà bác học Albert Einstein đã từng khẳng định: Nếu loài ong tuyệt chủng, có thể nhân loại chỉ tồn tại được thêm bốn năm nữa mà thôi! Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người tới mức ấy?

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News