Trái Đất đang nặng lên hay nhẹ đi?

Trái Đất hút hàng chục tấn bụi từ vũ trụ mỗi ngày, vậy phải chăng hành tinh xanh đang ngày càng nặng hơn?

Câu trả lời là không. Hãy cùng tìm hiểu lý do.

Thảm thực vật mục nát đổ khắp hành tinh, nhưng không phải nơi nào cũng như nhau. Gió, mưa làm đất xói mòn theo thời gian. Kể cả lá, các thảm thực vật tích tụ (than bùn, châu thổ) cũng không làm Trái Đất nặng lên.


Trái Đất đang nặng lên hay nhẹ đi? (Ảnh: New York Times).

Tiếp theo, cây xanh được hình thành từ không khí và nước. Nước đến từ mưa và mặt đất. Cacbonic là khí có trong tự nhiên, chúng được cây xanh hấp thụ, kết hợp với nước và ánh sáng để quang hợp tạo ra cacbohydrat.

Không có quá trình nào trong số này làm thay đổi kích cỡ Trái Đất. Vật chất không xuất hiện hay biến mất, chúng đang di chuyển từ nơi này sang nơi khác.


Trái Đất đi đến đâu, bụi bị hút đến đó. (Ảnh: New York Times).

Tuy nhiên khối lượng Trái Đất không hoàn toàn giữ nguyên. Không gian xung quanh bầu khí quyển có rất nhiều bụi, chúng là mảnh vụn từ những tiểu hành tinh, đuôi sao chổi và ion hóa bay ra từ Mặt Trời. Khi hành tinh của chúng ta bay qua lớp bụi đó, trọng lực sẽ hút chúng.

Sau khi bị hút, các hạt bụi bay vào khí quyển, lơ lửng trước khi nằm lại trên bề mặt Trái Đất. Mỗi ngày, Trái Đất tiếp nhận khoảng 43 tấn bụi từ hành tinh khác, đôi khi là những khối thiên thạch lớn. Chúng bám lên mọi thứ, kể cả quần áo của bạn.

Tuy nhiên con số 43 tấn chẳng là gì so với khối lượng của Trái Đất (5.972,2x10^17 tấn).


Có phải Trái Đất ngày càng nặng lên vì hút bụi không gian? (Ảnh: New York Times).

Hơn nữa, dù tiếp nhận bụi không gian mỗi ngày, Trái Đất thực sự đang giảm khối lượng do rò rỉ khí quyển. Trọng lực giữ không khí xung quanh Trái Đất, song những loại khí nhẹ hơn như hydro, heli liên tục bị bay ra ngoài.

Thất thoát khí cũng đủ khiến trọng lượng Trái Đất giảm hàng trăm tấn mỗi ngày, nhiều hơn đáng kể so với khối lượng thu nạp từ bụi. Do đó, có thể xem khối lượng Trái Đất đang ngày càng nhẹ hơn.

Vậy thì khi nào khối lượng Trái Đất mới bằng 0? Đừng lo bởi với tốc độ hiện tại, phải mất hàng triệu tỷ năm để hành tinh của chúng ta bốc hơi, lâu hơn hàng triệu lần so với tuổi thọ dự kiến của Mặt Trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bí kíp

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác

Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Đăng ngày: 01/04/2025
Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Một số người thường nhớ rõ về những gì diễn ra trong giấc mơ, trong khi những người khác lại không nhớ gì.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News