Trái đất không nóng lên mà sẽ lạnh đi?
Hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn đang là vấn đề tranh cãi giữa các nhà khoa học. Theo một giả thuyết mới, dựa trên những đo đạc trên Mặt trời, thời kỳ băng giá mới trên Trái đất có thể xảy ra sẽ vào năm 2014.
Một trong những kịch bản của ngày tận thế trong tương lai, theo các nhà khoa học, có thể là sự nóng lên toàn cầu, băng Bắc và Nam cực tan chảy, nhấn chìm các thành phố lớn nhất ở ven biển. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học Nga không tin như vậy, mà cho rằng thế giới sẽ bị huỷ diệt vì cái lạnh. Thời kỳ lạnh giá này sẽ bắt đầu mạnh lên sau gần 2 năm nữa - đó là dự báo đăng trên Meteoweb.
Theo Phó giám đốc Đài thiên văn vũ trụ Pulkovo thuộc VHLKH Nga Habidullo Abdusamatov, vào năm 2014, hiện tượng lạnh khủng khiếp sẽ bắt đầu trên thế giới. Thời kỳ lạnh giá mới này sẽ kéo dài không dưới 2 thế kỷ.
Trái đất sẽ không nóng lên mà sẽ lạnh đi?
Abdusamatov cho rằng, đỉnh điểm của thời kỳ lạnh giá sẽ xảy ra vào năm 2055. Điều lạ là, những người đưa ra thuyết nóng lên toàn cầu cũng tính toán chính năm này hành tinh của chúng ta sẽ “sôi lên như một chảo nước mà không rút bớt củi”.
Theo ý kiến của nhà khoa học Abdusamatov, thực ra Trái đất bắt đầu lạnh đi đã trên một thập kỷ nay. Kể từ những năm 1990, hành tinh của chúng ta vốn được cung cấp đủ nhiệt lượng từ Mặt trời, thì bắt đầu từ những năm đó lượng nhiệt ngày càng ít đi, tuy chưa đến nỗi làm Trái đất bị lạnh cóng.
Chẳng có gì ngạc nhiên, ngay trong kỷ nguyên của chúng ta, các số liệu lưu trữ đã ghi nhận từng quan sát được những thời kỳ băng giá và không chỉ một lần. Theo dự báo của các nhà khoa học Nga, đây là thời kỳ băng giá thứ năm trong 9 thế kỷ qua. Những hiện tượng băng giá tương tự đã được ghi nhận vào thế kỷ thứ XIII, XV, XVII và XIX.
Abdusatamov cảnh báo, đây chỉ là thời kỳ lạnh giá (mà không phải kỷ băng hà lạnh hơn và kéo dài hơn rất nhiều) nhưng không có nghĩa là nó gây ra ít tác hại. Mỗi chu kỳ lạnh giá luôn luôn kèm theo các đại dịch, mất mùa, gây ra sự di chuyển của nhiều dân tộc trên các vùng địa lý.
Babibullo Absamatov đang lãnh đạo một dự án mang tên “Astrometria” với nội dung nghiên cứu những tác động của Mặt trời. Hoạt tính của hành tinh này phụ thuộc vào đường kính của nó, con số này luôn luôn thay đổi. Nhiệt độ của Trái đất lại phụ thuộc vào cường độ của bức xạ Mặt trời nên ảnh hưởng của nó cũng làm cho nhiệt độ Trái đất biến đổi theo. Việc nghiên cứu tính chu kỳ của những hoạt động của Mặt trời cho phép đưa ra những kết luận về sự nóng lên và lạnh đi của Trái đất trong tương lai.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
