Trái đất lạnh cỡ nào trong thời kỳ băng hà cuối cùng?

Nhiệt độ Trái đất trong Thời kỳ băng hà cuối cùng ở khoảng 7-8 độ C. Phát hiện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa mức độ gia tăng ngày nay của carbon dioxide trong khí quyển và nhiêt độ Trái đất.

Cực đại băng hà cuối cùng (hay LGM - Last Glacial Maximum, khoảng 20.000 năm trước) là kỳ băng giá cuối cùng thuộc Kỷ băng hà cuối cùng trong lịch sử khí hậu Trái đất. Đó là khi các sông băng khổng lồ bao phủ khoảng một nửa Bắc Mỹ, châu Âu và Nam Mỹ và nhiều vùng của châu Á, dẫn đến sự thay đổi khí hậu đáng kể. Giới khoa học nghiên cứu rất lâu và có nhiều dữ liệu về khoảng thời gian này nhưng một câu hỏi từ lâu chưa trả lời chính xác được là Kỷ băng hà lạnh đến mức nào?

Trái đất lạnh cỡ nào trong thời kỳ băng hà cuối cùng?
Khí hậu Trái đất trong Thời kỳ băng hà cuối cùng vẫn tiếp tục rơi vào cảnh băng giá, lạnh lẽo trong một thời gian dài. (Ảnh minh họa: JOHN SONNTAG / OPERATION ICEBRIDGE / NASA / EPA).

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature 27/8, các nhà khoa học do Đại học Arizona (Mỹ) dẫn đầu cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu của Kỷ băng hà rơi vào khoảng 7-8 độ C, lạnh hơn nhiệt độ toàn cầu trung bình của thế kỷ 20 là 14 độ C.

Hầu hết các phần phía Bắc bán cầu bị bao phủ trong băng và cực kỳ lạnh giá. Ngay cả các vùng hiện nay rất nóng như bang Arizona (Mỹ) cũng rất lạnh. Nơi lạnh nhất là ở các vĩ độ cao, chẳng hạn Bắc Cực.

Biết nhiệt độ của Kỷ băng hà rất quan trọng vì nó sẽ được sử dụng để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa mức độ gia tăng của carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ trung bình toàn cầu.

Nhóm khoa học gia đã xác định được rằng cứ tăng gấp đôi lượng carbon trong khí quyển, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 3,4 độ C.

Mức độ carbon dioxide trong khí quyển thời kỳ băng hà là khoảng 180 phần triệu, rất thấp. Trước Cách mạng công nghiệp, mức độ này tăng lên khoảng 280 phần triệu và ngày nay đã đạt 415 phần triệu.

Để thu được kết quả này, nhóm các nhà khoa học đã phát triển mô hình chuyển dữ liệu thu thập được từ hóa thạch sinh vật phù du đại dương thành nhiệt độ bề mặt biển. Sau đó, họ sử dụng kỹ thuật đồng hóa dữ liệu, được sử dụng trong dự báo thời tiết để kết hợp dữ liệu hóa thạch với mô hình mô phỏng khí hậu của LGM.

Trong tương lai, nhóm sẽ sử dụng kỹ thuật tương tự để tái tạo các thời kỳ ấm áp trong quá khứ của Trái đất.

Nếu họ tái tạo thành công những vùng khí hậu ấm áp trong quá khứ, chúng ta có thể bắt đầu trả lời những câu hỏi quan trọng về cách Trái đất phản ứng với mức carbon dioxide thực sự cao.

Quan trọng hơn hết thảy là chúng ta có thể nâng cao hiểu biết và dự báo để chuẩn bị được những tình huống mà biến đổi khí hậu có thể xảy ra trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiện tượng hiếm gặp: Cầu vồng dẹt vắt ngang mặt biển

Hiện tượng hiếm gặp: Cầu vồng dẹt vắt ngang mặt biển

Ánh nắng chiếu qua các hạt bụi nước tí hon bắn lên từ mặt biển, tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ.

Đăng ngày: 29/08/2020
Chuyện hi hữu: Tuyết rơi tháng 8 lần đầu tiên trong 15 năm ở Australia

Chuyện hi hữu: Tuyết rơi tháng 8 lần đầu tiên trong 15 năm ở Australia

Lần đầu tiên sau 15 năm, người dân ở khu vực Đông Nam Australia tận mắt chứng kiến trận tuyết rơi kỷ lục.

Đăng ngày: 26/08/2020
Phát hiện điểm nóng băng tan mới ở Nam Cực

Phát hiện điểm nóng băng tan mới ở Nam Cực

Các nhà khoa học hôm 24/8 cảnh báo về tốc độ băng tan tại khu vực phía đông Nam Cực, nơi chứa phần lớn băng của châu lục.

Đăng ngày: 26/08/2020
Vì sao Trùng Khánh không mưa lớn nhưng vẫn hứng lũ lịch sử?

Vì sao Trùng Khánh không mưa lớn nhưng vẫn hứng lũ lịch sử?

Thành phố miền núi là nơi hợp lưu của nhiều con sông, nằm về phía thấp của bồn địa Tứ Xuyên, chịu ảnh hưởng từ mưa lớn ở các khu vực lân cận thuộc thượng nguồn sông Trường Giang.

Đăng ngày: 24/08/2020
Rác thải nhựa thực ra là một vật liệu xây dựng lý tưởng

Rác thải nhựa thực ra là một vật liệu xây dựng lý tưởng

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tìm cách biến những bãi rác khổng lồ gồm toàn những món đồ nhựa không còn tác dụng nữa thành một loại công trình bền vững với thiên nhiên?

Đăng ngày: 23/08/2020
Nước cuồn cuộn đổ về đập Tam Hiệp, Trung Quốc oằn mình chống lũ

Nước cuồn cuộn đổ về đập Tam Hiệp, Trung Quốc oằn mình chống lũ

Mưa lớn bất thường tàn phá miền trung và tây nam Trung Quốc, khiến hàng trăm người thiệt mạng và gây tổn hại nghiêm trọng đến quá trình phục hồi kinh tế của nước này sau tuyên bố khống chế được dịch bệnh.

Đăng ngày: 23/08/2020
Băng tan, hồi sinh

Băng tan, hồi sinh "quái vật" 30.000 tuổi từng giết nhiều ma mút và người cổ đại

Các quái vật bé nhỏ nhưng vô cùng đáng sợ có thể được giải phong ấn nhờ tình trạng băng tan nhanh hơn dự báo trước đây, đem đến nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

Đăng ngày: 22/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News