Trái đất nhận tín hiệu sốc: "Zombie kép" đang bắn ra vàng

Nguồn gốc và bản chất gây sốc của một tín hiệu ''dội bom" từ nơi cách xa Trái đất tới 130 triệu năm ánh sáng vừa được các nhà khoa học giải mã thành công.

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Viện Vật lý hấp dẫn Max Planck và Đại học Postdam (Đức) đã sử dụng một phần mềm tiên tiến để phân tích tín hiệu mà người Trái đất bắt được từ vật thể bùng nổ mang tên GW170817.

Theo Space.com, GW170817 được người Trái đất biết đến thông qua một tín hiệu gây bối rối vào năm 2017. Giờ đây, nó được xác định là một kilonova do va chạm sao neutron cách chúng ta 130 triệu năm ánh sáng.


"Zombie kép" tạo ra bởi hai sao neutron va chạm - (Ảnh đồ họa: LIGO/NSF).

Sao neutron có thể nói là loại "zombie" khủng khiếp nhất vũ trụ. Những sao neutron mạnh nhất có từ trường mạnh hơn từ trường Trái đất đến vài triệu lần, mặc dù đường kính được cho là chỉ khoảng từ một quả bưởi đến một thành phố.

Chúng là tàn tích của những ngôi sao khổng lồ đã qua một lần "chết". Tuy chết nhưng vẫn hoạt động, chúng phóng ra năng lượng mạnh mẽ, nên được so sánh với zombie. 

Ngoài ra, sự khủng khiếp được gia tăng cấp độ khi các sao neutron này va chạm, hợp nhất với nhau. Chúng có thể nổ tung thành vụ nổ gọi là "kilonova", khủng khiếp hơn ngàn lần so với siêu tân tinh (supernova, tức các vụ nổ sao).

Nghiên cứu mới chỉ ra GW170817 có thể là câu trả lời cho một câu đố mà giới khoa học luôn tìm kiếm: Thứ gì đủ mạnh mẽ để rèn ra các nguyên tố nặng như vàng, bạch kim hay uranium?

Theo lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về tiến hóa hóa học của vũ trụ, vũ trụ sơ khai sau Vụ nổ Big Bang rất đơn điệu, chỉ bao gồm các nguyên tố nhẹ nhất như hydro, heli.

Các ngôi sao hình thành sẽ rèn các nguyên tố nặng hơn bên trong lõi của chúng. Sau đó, khi chết đi và thành siêu tân tinh, chúng bắn ra các nguyên tố nặng hơn.

Các thế hệ sao mới hình thành từ mớ nguyên liệu phong phú hơn đó, tiếp tục rèn ra các nguyên tố nặng hơn nữa. Và kết quả là chúng ta có bảng tuần hoàn hóa học khá dài ngày nay.

Nhưng các nguyên tố nặng nhất như vàng, bạch kim, uranium dường như cần rèn bởi một thứ "lò luyện" mạnh hơn thế. Kilonova vừa được xác định có thể chính là "lò luyện" mà các nhà khoa học tìm kiếm.

Khi các sao neutron va chạm, các tia vật chất giàu neutron bắn tung vào không gian. Điều này tạo ra một môi trường giàu neutron tự do.

Các nguyên tử khác trong vũ trụ nhanh chóng bắt giữ neutron tự do, kết hợp với chúng và tạo ra các nguyên tố rất nặng, nặng hơn bất kỳ thứ gì chúng ta đang có trên bản tuần hoàn.

Tuy vậy, các nguyên tố này thường không ổn định, nhanh chóng bị phân rã thành các nguyên tố ít nặng hơn như vàng, bạch kim, uranium.

Nói cách khác, các tia vật chất mà cặp "zombie kép" bắn ra đã hai lần biến đổi để trở thành vàng, bạch kim, uranium và chính quá trình này tạo nên ánh sáng rực rỡ cho các siêu tân tinh, cũng như tín hiệu vô tuyến mạnh tới nỗi Trái đất ở rất xa cũng bắt được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thế giới khác đầy

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất

Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Đăng ngày: 23/02/2025
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km

Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km

Tín hiệu mang tên "Ánh sáng đầu tiên" chỉ mất 50 giây để đi hết chặng đường gấp 40 lần khoảng cách Trái đất - Mặt trăng để đến với Đài thiên văn Palomar ở California - Mỹ.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News