Trái Đất nhỏ bé như thế nào khi nhìn khoảng cách từ 870 triệu dặm?
Từ trước đến nay, có khá nhiều hình ảnh về Trái Đất nhìn từ vũ trụ, thậm chí có cả truyền hình trực tiếp từ trạm không gian về hình ảnh Trái Đất. Vậy tại sao bức ảnh này lại khác biệt?
Từ khi thành lập, NASA đã có nhiều dự án không gian để tìm hiểu về các hành tinh hàng xóm của chúng ta. Tuy nhiên, họ cũng không quên tìm hiểu về chính hành tinh chúng ta đang sinh sống, đó là Trái Đất.
Mới đây NASA đã công bố một bức ảnh về Trái Đất. Từ trước đến nay, có khá nhiều hình ảnh về Trái Đất nhìn từ vũ trụ, thậm chí có cả truyền hình trực tiếp từ trạm không gian về hình ảnh Trái Đất. Vậy tại sao bức ảnh này lại khác biệt?
Vì đây là hình ảnh Trái Đất nhìn từ vũ trụ ở khoảng cách rất xa, khoảng 870 triệu dặm. Và nếu bạn zoom tấm ảnh gốc lên nhiều lần, sẽ thấy người hàng xóm gần chúng ta nhất là Mặt Trăng chỉ là một chấm sáng cực nhỏ.
Điều đặc biệt nhất là tấm ảnh được chụp từ vành đai sao Thổ. Với "chiếc nhẫn" xám phía trên và phần còn lại sáng rực rỡ phía dưới, Trái Đất chúng ta quá bé nhỏ nằm ở giữa .
Đây là một bức ảnh rất tuyệt vời, nhưng đừng quên ghi công thiết bị đã chụp nó. Bức ảnh được chụp từ tàu vũ trụ Cassini, và sắp tới nó sẽ hoàn thành nhiệm vụ khám phá sao Thổ và tự kết liễu chính mình khi lao thẳng xuống bề mặt sao Thổ, kết thúc hành trình dài 20 năm.