Trái đất nóng lên, côn trùng ăn cây trồng nhiều hơn

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Science (Mỹ) hôm 30/8 cảnh báo tình trạng Trái đất nóng dần lên sẽ khiến côn trùng sinh sản nhiều hơn và mau đói hơn.

Khi đó, côn trùng sẽ tấn công cây trồng ở Bắc Mỹ và châu Âu nhiều hơn.

Cụ thể, khi nhiệt độ bình quân toàn cầu tăng thêm 1 độ C, tỉ lệ lúa mì, bắp và lúa bị phá hoại sẽ dao động từ 10%-25%. Ba loại cây trồng chính này chiếm 42% lượng calo con người ăn mỗi ngày nên bất kỳ sự khan hiếm nào cũng đe dọa an ninh lương thực và tăng nguy cơ xung đột, đặc biệt là ở những khu vực nghèo.

Trái đất nóng lên, côn trùng ăn cây trồng nhiều hơn
Một nông dân Pháp đang thu hoạch lúa mì ở vùng Vauvillers hồi cuối tháng 7. (Ảnh: REUTERS).

Để đi đến kết luận đáng lo trên, các nhà khoa học tại 3 trường ĐH Washington, Vermont, Colorado (đều ở Mỹ) đã nghiên cứu những thay đổi do nhiệt độ gây ra đối với quá trình trao đổi chất và tốc độ tăng trưởng của 38 loài côn trùng ở nhiều vùng khác nhau. Ông Curtis Deutsch, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho biết nhiệt độ tăng thúc đẩy tốc độ trao đổi chất và sinh sản ở côn trùng, từ đó côn trùng xuất hiện nhiều hơn và ăn nhiều hơn.

Đáng chú ý, châu Âu sẽ chứng kiến côn trùng gây thiệt hại đến 16 triệu tấn lúa mì/năm. Riêng mức thiệt hại tại 11 quốc gia châu Âu tăng lên ít nhất 75% so với hiện nay. Còn tại Mỹ, sản lượng bắp bị thiệt hại bởi côn trùng có thể tăng 40%, tương đương 20 tấn/năm. Sản lượng gạo của Trung Quốc có thể thiệt hại 27 triệu tấn/năm.

Ông Markus Riegler, chuyên gia tại Trường ĐH Tây Sydney (Úc), nhận định vấn đề có thể nghiêm trọng hơn những dự báo của cuộc nghiên cứu. Theo đài NBC News (Mỹ), ông Riegler cho rằng những dự đoán dựa trên tốc độ tăng trưởng và trao đổi chất chưa bao gồm thiệt hại do những côn trùng mang mầm bệnh gây ra. Trước mắt, nhóm nghiên cứu khuyên nông dân cần thay đổi biện pháp canh tác để đối phó nguy cơ trên khi Trái đất nóng dần lên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Việt Nam nghiên cứu dự báo lũ theo thời gian thực

Việt Nam nghiên cứu dự báo lũ theo thời gian thực

Hệ thống công nghệ đo hiện tại và khôi phục dữ liệu dòng chảy trong quá khứ lưu vực sông Đà, sông Thao.

Đăng ngày: 03/09/2018
Trồng cây cuồng nhiệt, Bắc Kinh biến thành cái bẫy ô nhiễm khổng lồ?

Trồng cây cuồng nhiệt, Bắc Kinh biến thành cái bẫy ô nhiễm khổng lồ?

Chiến dịch trồng cây xanh quy mô lớn của Bắc Kinh khiến tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố này tồi tệ hơn, South China Morning Post (SCMP) đưa tin ngày 31/8.

Đăng ngày: 31/08/2018
Bể nước ấm khổng lồ đang

Bể nước ấm khổng lồ đang "nung chảy" Bắc Cực

Băng giá Bắc Cực không chỉ đang tan chảy vì biến đổi khí hậu mà còn chịu tác động bởi một bể nước ấm khổng lồ hình thành bên dưới vùng băng giá thuộc Bắc Canada.

Đăng ngày: 31/08/2018
Choáng ngợp với loạt ảnh sấm sét được dân mạng Nhật Bản ghi lại tại Tokyo

Choáng ngợp với loạt ảnh sấm sét được dân mạng Nhật Bản ghi lại tại Tokyo

Người dân Tokyo đã được chứng kiến một màn diễn ánh sáng thiên nhiên có 1 không 2, sau khi thủ đô của Nhật Bản bị cơn bão sấm lớn nhất năm đổ bộ vào giữa trung tâm.

Đăng ngày: 31/08/2018
Xả kính áp tròng cũ vào toilet - mối nguy hiểm rất lớn tới môi trường

Xả kính áp tròng cũ vào toilet - mối nguy hiểm rất lớn tới môi trường

Dù là một công cụ hiệu quả giúp cải thiện thị lực và tầm nhìn ở người bị cận nhưng kính áp tròng cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 29/08/2018
Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ con người 2 năm

Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ con người 2 năm

Ô nhiễm không khí góp phần gây bệnh phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, giảm tuổi thọ con người 1,5-2 năm.

Đăng ngày: 28/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News