Trái đất sẽ tăng lên 3 độ C vào năm 2050
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây, nhiệt độ Trái đất có thể sẽ tăng lên từ 1.4 - 3 độ C (khoảng 2.5 - 5 độ F) vào năm 2050.
>>> Trái đất nóng lên làm các sinh vật nhỏ lại
Theo BBC, trong thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã tiến hạnh chạy gần 10,000 mô phỏng khí hậu trên máy tính của các tình nguyện viên. Các thông số vật lí thu được giữa những lần chạy mô phỏng sẽ phản ảnh việc hệ thống khí hậu vận hành như thế nào. Và từ việc quan sát các mô hình này, đã có nhiều dự báo chính xác về thay đổi nhiệt độ trong vòng 50 năm qua.
Nhiệt độ Trái đất sẽ tăng thêm 3 độ C trong vòng vài thập kỷ tới.
Dự đoán về việc nhiệt độ toàn cầu tăng lên 3 độ C này đã được công bố trên tờ Nature Geoscience. Những nhà nghiên cứu cho biết cần phải lên kế hoạch để đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu vào năm 2050.
Kết quả thu được từ thí nghiệm này cũng được giáo sư Corinnr Le Quere, giám đốc Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Đại học East Anglia, đánh giá là “rất hứa hẹn”. Giáo sư còn cho biết thêm: “Dự đoán tốt hơn những biến đổi khí hậu là việc cần thiết để giúp lập kế hoạch một loạt các biện pháp thích hợp, từ việc phòng hộ biển đến khả năng tích trữ nước và các khu vực bảo tồn đa dạng sinh học”.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng bị đặt ra nghi vấn.
Giáo sư Julian Hunt, thuộc Đại học College London, cho rằng việc tiến hành nghiên cứu việc thay đổi nhiệt độ của trái đất dựa trên các mô hình khí hậu biển là không chắc chắn do nhiệt độ của nước biển dễ dàng biến đổi trong chu kì 10 ngày.
Về việc nhiệt độ trái đất có thể tăng lên đến 3 độ C vào năm 2050, giáo sư cũng cho biết thêm rằng điều này tỉ lệ cao là sẽ xảy ra, nhưng vì ba lí do cụ thể sau, đó là: giải phóng khí methane từ đáy biển và mặt đất, những thay đổi lớn trong việc phản xạ ánh sáng tại một số nơi trên bề mặt trái đất, và việc giảm ô nhiễmkhông khí ở châu Á sẽ làm giảm việc phản xạ lại năng lượng mặt trời trong không gian.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
