Trái đất "thủng lỗ" to bằng diện tích Nga và Trung Quốc cộng lại

Dữ liệu vệ tinh đã phơi bày một lỗ thủng khổng lồ chưa từng thấy ở tầng ozone của Trái đất, phía trên Nam Cực mà thủ phạm ngoài con người còn có "quái vật" Nam Thái Bình Dương.

Theo Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), đơn vị đang giám sát lỗ thủng tầng ozone bằng công cụ Copernicus Sentinel, lỗ thủng tầng ozone năm nay ở Nam Cực đã đạt kích thước cực đại vào ngày 16-9, lên tới 26 triệu km2.

Diện tích này gần bằng diện tích của cả lục địa Bắc Mỹ hoặc tương đương với diện tích của hai quốc gia rộng lớn là Nga và Trung Quốc cộng lại.

Đó cũng là diện tích rộng gấp đôi Nam Cực, là lục địa mà lỗ thủng hiện diện ngay bên trên.


Bản đồ thể hiện độ dày của tầng ozone cho thấy một lỗ thủng rộng lớn phía trên Nam Cực và Nam Đại Dương - (Ảnh: ESA).

Tờ Live Science dẫn lời nhà nghiên cứu Antjel Inness từ Trung tâm Dự báo thời tiết trung hạn châu Âu (ECMWF): "Lỗ thủng tần ozone năm 2023 đã bắt đầu sớm và phát triển nhanh chóng kể từ giữa tháng 8. Đó là một trong những lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng được ghi nhận".

Hiện tượng lớp "áo giáp" của Trái đất bị thủng lỗ từ lâu đã được xác định chủ yếu là do hoạt động công nghiệp của con người giải phóng ngày một nhiều các khí nhà kính độc hại.

Tuy nhiên, năm 2023, một thảm họa thiên nhiên đã đóng góp vào lỗ thủng này: Vụ phun trào núi lửa Tonga (Hunga Tonga-Hunga Ha'apai) ở Nam Thái Bình Dương.

Ước tính sức mạnh của cú bùng nổ núi lửa Tonga mạnh gấp 100 lần quả bom nguyên tử Mỹ từng thả xuống Hiroshima và tạo ra đợt phun trào cao nhất từng được ghi nhận hồi tháng 1-2022, khiến hơn chục quốc gia phát đi cảnh báo sóng thần.

Vào tháng 8-2022, một nhóm các nhà khoa học đã cảnh báo vụ phun trào có thể gây mất ổn định tầng ozone, khi giải phóng 50 triệu tấn nước lên tầng trên của bầu khí quyển Trái đất, tương đương với việc nước trong bầu khí quyển tăng 10%.

Hơi nước đã làm mất ổn định "áo giáp của Trái đất" do phân hủy thành các ion hoặc phân tử tích điện và "nuốt" mất ozone bằng cách phản ứng với nó.

Sự kiện El Nino vào năm nay cũng đóng vai trò không nhỏ trong vụ việc nhưng hiện tại mối liên hệ chưa rõ ràng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Thác nước

Thác nước "ẩn mình" cao nhất thế giới, lưu lượng bằng 25 sông Amazon, muốn xem tận mắt cũng khó

Thác nước này được mệnh danh là cao nhất thế giới, lưu lượng gần bằng 25 lần của sông Amazon nhưng đáng tiếc rằng để chiêm ngưỡng tận mắt nó rất khó.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News