Trải nghiệm cảm giác chụp ảnh selfie ngoài vũ trụ cùng ứng dụng của NASA
Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm không gian với trải nghiệm VR và chụp ảnh tự sướng cùng hai ứng dụng của NASA.
NASA vừa phát hành hai ứng dụng thực tế ảo và selfie nhằm kỷ niệm 15 năm phóng kính viễn vọng Spitzer lên không gian. Với hai ứng dụng trên của NASA, bạn hoàn toàn có thể tự mình khám phá vũ trụ ngay tại nhà mà chẳng cần đi đâu xa.
Với ứng dụng này, bạn có thể tự mình khám phá vũ trụ ngay tại nhà mà chẳng cần đi đâu xa.
Hai ứng dụng NASA Selfies và Exoplanet Excursions lấy cảm hứng từ những khám phá và hình ảnh lạ thường mà Spitzer thu thập được khi ở ngoài không gian.
Ứng dụng selfies của NASA cho phép bạn có thể chụp ảnh bản thân trong bộ đồ không gian ảo trước nhiều địa điểm tuyệt đẹp như tinh vân Orion hay trung tâm Dải Ngân Hà. Cách sử dụng ứng dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy một bức ảnh của chính mình, sau đó chọn phông nền yêu thích và sau đó chia sẻ lên mạng xã hội hoặc với bạn bè.
Hiện tại ứng dụng Selfie đang cung cấp hơn 30 hình ảnh do Spitzer chụp và gửi về Trái Đất.
Hiện tại ứng dụng Selfie đang cung cấp hơn 30 hình ảnh do Spitzer chụp và gửi về Trái Đất. NASA khẳng định sẽ sớm cung cấp thêm nhiều địa điểm khác trong tương lai khi kính thiên văn Spitzer tham gia vào nhiều nhiệm vụ khác. Bạn có thể tải về ứng dụng trên cửa hàng Google Play Store và App Store.
Trong khi đó với ứng dụng thứ hai có tên Exoplanet Excursions, bạn có thể thực hiện một chuyến tham quan theo hướng dẫn về hệ thống hành tinh TRAPPIST-1.
Để có được trải nghiệm hành trình tuyệt vời nhất, bạn nên sử dụng kính thực tế ảo, ví dụ như Oculus hoặc HTC Vive. Bạn có thể truy cập ứng dụng ngay từ trang web sứ mệnh của Spitzer tại đây. Trong tương lai, ứng dụng này sẽ sớm có mặt trên cửa hàng của Oculus.
Nếu không thể trải nghiệm dưới định dạng VR, bạn có thể xem qua video 360 độ trên YouTube qua nhiều nền tảng như desktop, smartphone hoặc trình xem 360 độ của Google Cardboard.
TRAPPIST-1 là hệ thống hành tinh ngoài hệ Mặt Trời gồm có 7 hành tinh cỡ Trái Đất. Do khoảng cách quá xa nên Spitzer không thể quan sát cận cảnh các hành tinh này. Mặc dù vậy trải nghiệm VR chắc chắn sẽ giúp bạn cảm nhận rõ nhất về hình dáng và kích thước của chúng ra sao.
Kể từ khi được phóng lên vũ trụ vào năm 2003, kính viễn vọng Spitzer đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
