Trạm không gian Trung Quốc bốc cháy trên bầu trời Nam Đại Tây Dương
Trạm Thiên Cung-1 đã tiến nhập khí quyển Trái đất ở tốc độ không kiểm soát được, và bốc cháy ngùn ngụt trên bầu trời cách miền nam của Nam Mỹ khoảng 482 km về phía đông, theo Sputnik.
Vào 7 giờ 30 ngày 2/4 (giờ VN), trạm không gian Trung Quốc rơi xuống với tốc độ khoảng 26.000km/giờ và lọt vào tầng khí quyển ở tọa độ chưa xác định được. Lúc đó, Thiên Cung-1 đang ở độ cao 121km, theo live feed từ trang Volcano Watch.
Ảnh chụp từ live feed trên YouTube.
Trong khi đó, Văn phòng Cơ khí Không gian Có người lái Trung Quốc (CMSEO) cho rằng chẳng có gì phải lo ngại về chuyện Thiên Cung-1 đang rơi xuống, theo AFP ngày 30/3.
Trên WeChat, CMSEO trấn an rằng quá trình tiến nhập khí quyển của trạm không gian này sẽ tạo ra một quang cảnh huy hoàng trên bầu trời đêm, giống như mưa sao băng, chứ không nguy hiểm như trong các phim khoa học viễn tưởng.
Thiên Cung-1 được phóng lên quỹ đạo năm 2011 và được mô tả là “biểu tượng chính trị đầy uy lực” của Trung Quốc, góp phần vào tham vọng biến nước này thành “siêu cường không gian”.
Tuy nhiên, chỉ sau vài năm hoạt động, Bắc Kinh vào năm 2016 xác nhận thông tin đã mất khả năng kiểm soát Thiên Cung-1 và nó sẽ rơi xuống trái đất trong năm 2018.
Đa số các bộ phận Thiên Cung-1 được cho là sẽ cháy rụi khi đi qua tầng khí quyển nhưng các mảnh vỡ còn lại vẫn có thể nặng tổng cộng đến 100kg khi tiếp đất. Dù không xác định được vị trí rơi của Thiên Cung-1, nhà chức trách Trung Quốc khẳng định nguy cơ xảy ra thương vong và tổn thất trên mặt đất là rất thấp.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.
