Trạm vũ trụ quốc tế bị nhiễm vi khuẩn lạ

Theo một nghiên cứu mới, trạm không gian quốc tế (ISS) bị các chủng vi khuẩn lạ tấn công có thể khiến các phi hành gia có nguy cơ bị “tổn hại nghiêm trọng” trong tương lai.

Một nhóm nghiên cứu của NASA đã phát hiện một hệ sinh thái phát triển mạnh của “sinh vật gây bệnh” trên ISS tương tự như loài vi khuẩn được tìm thấy trong các bệnh viện trên Trái đất.

Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm thấy năm loại vi khuẩn đường ruột khác nhau, và với các tính toán của họ, có khả năng 79 % chúng có thể gây bệnh.

Bên cạnh phòng tập thể dục, khu vệ sinh trên trạm vũ trụ được xác định là một trong những điểm nhiễm khuẩn chủ yếu.

Trạm vũ trụ quốc tế bị nhiễm vi khuẩn lạ
Các chủng vi khuẩn lạ vừa được phát hiện trên trạm không gian quốc tế (ISS) có thể gây bệnh cho các phi hành gia trong tương lai, còn hiện tại chưa ai bị làm sao.

Điều đáng sợ là một phần trong số vi khuẩn có thể là những vi khuẩn kháng thuốc dẫn đến việc các phi hành gia có nguy cơ nghiêm trọng nếu các phương pháp điều trị truyền thống trở nên vô tác dụng.

Tiến sĩ Nitin Singh, tác giả chính của báo cáo, cho biết: “Với kết quả kháng thuốc đa dạng của những vi khuẩn này và tăng khả năng gây bệnh, chúng tôi đã xác định, những loài này có tiềm năng gây tổn hại sức khỏe đáng kể trong các nhiệm vụ trong tương lai”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng các loài khuẩn này không gây hại cho những người hiện đang có mặt trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Tiến sỹ Singh nói thêm: "Điều quan trọng là phải hiểu rằng các chủng vi khuẩn được tìm thấy trên ISS không độc hại, có nghĩa là chúng không phải là mối đe doạ lớn đối với sức khỏe con người, nhưng cần phải theo dõi".

Tiến sĩ Kasthuri Venkateswaran, một nhà vi sinh vật tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion, đã tiết lộ rằn, ba trong số các chủng vi khuẩn thuộc về một loài gây bệnh ở trẻ sơ sinh.

Những chủng vi khuẩn bí ẩn này cũng đã lây nhiễm “một mầm bệnh”, điều này cho thấy chúng có thể đã bị tác động bởi điều kiện môi trường xung quanh khiến chúng trở nên dễ nhiễm mầm bệnh hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao cây chết ở vùng nhiệt đới?

Tại sao cây chết ở vùng nhiệt đới?

Nhóm các nhà khoa học quốc tế từ Đại học South Wales đã tiến hành nghiên cứu xác định tại sao một số loài cây nhiệt đới dễ chết trong khi những loài khác lại sống “rất dai”.

Đăng ngày: 26/11/2018

"Soi" nấm độc, rất giống nấm đông trùng hạ thảo ve sầu ở Việt Nam

Loài nấm này vô cùng độc, có thể gây tử vong cho con người, chất độc trong nó không hề bị mất đi khi sơ chế, hay đun nấu bằng nhiệt.

Đăng ngày: 25/11/2018
Phát hiện loài côn trùng kỳ lạ có cơ quan sinh dục “đảo ngược”

Phát hiện loài côn trùng kỳ lạ có cơ quan sinh dục “đảo ngược”

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Nhật Bản, Brazil và Thụy Sĩ vừa phát hiện một loài côn trùng kỳ lạ mới ở Brazil. Trong đó con đực lại có “âm đạo”, con cái sở hữu… dương vật.

Đăng ngày: 24/11/2018
Phấn hoa cần sa ở Mỹ là nguồn dinh dưỡng cho ong

Phấn hoa cần sa ở Mỹ là nguồn dinh dưỡng cho ong

Các nhà sinh học đã công bố các kết quả nghiên cứu, theo đó, họ phát hiện ra rằng vào cuối mùa hè, những cánh đồng trồng cần sa có thể là một nguồn tài nguyên quan trọng cho ong.

Đăng ngày: 23/11/2018
Kì dị loài kiến thích “sưu tầm” đầu loài kiến khác để… trang trí tổ

Kì dị loài kiến thích “sưu tầm” đầu loài kiến khác để… trang trí tổ

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài kiến ở Florida (Mỹ) có một tập tính đặc biệt trong việc “trang trí” tổ của mình với… đầu của một loài kiến khác.

Đăng ngày: 20/11/2018
Trung Quốc phát hiện một loài cây có thể thay thế chè

Trung Quốc phát hiện một loài cây có thể thay thế chè

các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Chè thuộc Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp Trung Quốc khẳng định loài cây mới này có thể dùng để pha chế đồ uống không chứa caffeine.

Đăng ngày: 15/11/2018
Lý giải được tại sao cây có hình dạng lá khác nhau

Lý giải được tại sao cây có hình dạng lá khác nhau

Theo các nhà khoa học Đức, protein có tên LMI1 chịu trách nhiệm về sự phát triển và hình dạng của lá cây cũng như hình thành loại lá biến đổi, tức là các sợi râu mà cây sử dụng để leo.

Đăng ngày: 14/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News