Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ có nhà vệ sinh mới

Đây là thành tích mới của ngành thám hiểm vũ trụ khi có thể tái sử dụng được nước thải và ngăn không cho vi khuẩn lây lan ngoài vũ trụ.

Nhà vệ sinh mới là tên gọi đơn giản cho Hệ thống quản lý chất thải toàn cầu (UWMS), sẽ được đưa vào sử dụng trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào cuối năm nay.

Nhà vệ sinh này được cải tiến về mặt kiểu dáng, với các thanh để phi hành gia móc ngón chân vào. Không chỉ giúp phi hành gia có nơi "giải tỏa" thoải mái hơn, hệ thống này còn được thử nghiệm, chuẩn bị cho các hành trình thám hiểm xa hơn như sao Hỏa trong tương lai.

UWMS đảm bảo không có bất kỳ loại chất thải nào của con người bị bỏ ngoài vũ trụ, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho các hành tinh khác. Thực tế, trong thời kỳ Apollo 11, các phi hành gia Mỹ đã để lại 96 túi phân người trên bề mặt Mặt Trăng. Không ít khoa học gia cho rằng loài người cần phải trở lại để làm sạch "chị Hằng".

Theo NASA, nhà vệ sinh mới đã có thể được sử dụng ngay từ mùa thu năm nay, nhưng họ vẫn chưa thể chọn được con tàu vũ trụ thích hợp để mang hệ thống mới vào không gian.

Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ có nhà vệ sinh mới
Phi hành gia Serena Auñón-Chancellor đang sửa sang lại nhà vệ sinh hiện tại của trạm ISS. (Ảnh: Space).

Du hành không gian trong thời gian dài sẽ tạo ra rất nhiều chất thải. NASA ước tính, cần xử lý khoảng 272kg chất thải trong suốt hành trình thám hiểm sao Hỏa.

"Mục tiêu của chúng tôi trong tương lai là làm khô chất thải, khiến chúng ngừng các hoạt động vi sinh bên trong và tái sử dụng nước thải. Ngoài ra, giảm lượng vật tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh cũng rất cần thiết cho một nhiệm vụ thám hiểm lâu dài", người phát ngôn của NASA cho hay.

Nhà vệ sinh hiện tại trên ISS đã có từ những năm 90 thế kỷ trước. Trong quá khứ, các phi hành gia rất khó khăn trong việc bài tiết ngoài không gian, đặc biệt là với các nhà du hành nữ giới.

Tháng 2/2019, truyền thông Nga đưa tin nhà vệ sinh trên ISS bị vỡ, làm đổ khoảng 4 lít chất thải ra ngoài. Các nhà du hành sau đó đã phải dọn dẹp lại bằng khăn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật về bức ảnh

Sự thật về bức ảnh "xương người" ở bề mặt Hỏa Tinh

Bức ảnh này đã xuất hiện vài năm trước, nhưng bất ngờ được chia sẻ rộng rãi trong thời gian gần đây.

Đăng ngày: 17/06/2020
Bí ẩn về dải sáng xanh trên sao Hỏa

Bí ẩn về dải sáng xanh trên sao Hỏa

Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) lần đầu tiên quan sát thấy dải sáng màu xanh lá cây trên bầu khí quyển sao Hỏa.

Đăng ngày: 16/06/2020
Ảnh chụp trạm ISS bay ngang qua Mặt trời

Ảnh chụp trạm ISS bay ngang qua Mặt trời

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư tìm hiểu thông tin đường bay của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) rồi dùng máy ảnh thường để ghi lại khoảnh khắc độc đáo.

Đăng ngày: 16/06/2020
Phát hiện tiểu hành tinh “bạo lực” nhất trong lịch sử Hệ Mặt trời

Phát hiện tiểu hành tinh “bạo lực” nhất trong lịch sử Hệ Mặt trời

Một tiểu hành tinh khổng lồ có kích thước bằng 1/7 kích thước của Mặt trăng đã khiến các nhà thiên văn học ngạc nhiên với lịch sử đặc biệt của nó.

Đăng ngày: 16/06/2020
Vật chất quark trong sao neutron

Vật chất quark trong sao neutron

Bên trong các ngôi sao neutron là “hạt nhân mì sợi” – trạng thái vật chất khác thường, bao gồm các hạt dưới nguyên tử gọi là các hạt quark.

Đăng ngày: 16/06/2020
Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên tuyệt đẹp, 11 năm sau mới gặp lại

Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên tuyệt đẹp, 11 năm sau mới gặp lại

Sắp tới đây, vào lúc 10h45 phút ngày 21/6 nếu nhìn ra ngoài cửa sổ, bạn sẽ thấy một vòng lửa rực sáng hiện ra giữa bầu trời. Đó là nhật thực hình khuyên - hiện tượng nhật thực đầu tiên của năm 2020.

Đăng ngày: 16/06/2020
Làm sao để đưa Trạm Vũ trụ Quốc tế về lại Trái đất?

Làm sao để đưa Trạm Vũ trụ Quốc tế về lại Trái đất?

Nếu bạn đang thắc mắc, thì đúng là chúng ta có thể đưa Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) về lại Trái đất, tuy nhiên, nó sẽ chỉ còn là một khối kim loại nóng chảy hỗn tạp mà thôi!

Đăng ngày: 16/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News