Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 vào lại khí quyển, bị "phá hủy có kiểm soát"
Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 của Trung Quốc đã vào bầu khí quyển Trái Đất thành công hôm 18/7 trong điều kiện có kiểm soát, nó bị phá hủy và các mảnh vỡ rơi xuống Nam Thái Bình Dương.
Trạm vũ trụ này đã hoàn thành khâu thử nghiệm cuối cùng trong chương trình chinh phục không gian đầy tham vọng của Bắc Kinh.
Trạm vũ trụ hay Thiên Cung 2 được phóng lên quỹ đạo vào năm 2016 và quay trở lại vào bầu khí quyển Trái Đất vào khoảng 21h06 (giờ địa phương) trong sự kiểm soát, theo Văn phòng Kỹ thuật Vũ trụ Có người lái Trung Quốc (CMSA).
Một số mảnh vỡ của trạm vũ trụ đã rơi xuống "vùng biển an toàn được xác định trước" ở Nam Thái Bình Dương.
Trung Quốc điều khiển thành công trạm vũ trụ Thiên Cung 2 trở lại Trái Đất hôm 19/7. Ảnh: phys.
Tân Hoa xã cho biết trạm không gian này đã hoạt động trên quỹ đạo trong hơn 1.000 ngày, lâu hơn nhiều so với "tuổi thọ" 2 năm theo thiết kế của nó.
Zhou Jianping, nhà thiết kế chính trong chương trình không gian có người lái của Trung Quốc, nói với Tân Hoa xã rằng việc tiến vào bầu khí quyển Trái Đất có kiểm soát đánh dấu tất cả các nhiệm vụ theo kế hoạch của Thiên Cung 2 đã thành công.
Trước đó, trạm Thiên Cung 1 được phóng lên quỹ đạo vào tháng 9/2011. Tuy nhiên, nó đã bị thiêu rụi gần như hoàn toàn trong quá trình tiến vào bầu khí quyển Trái Đất và rơi ở khu vực Nam Thái Bình Dương vào tháng 4/2018.
Giờ đây, nguồn lực của Bắc Kinh sẽ dồn vào trạm vũ trụ đang xây dựng. Trạm này sẽ trở thành trạm vũ trụ duy nhất trên quỹ đạo, sau khi ISS (Trạm Vũ trụ Quốc tế) về hưu vào năm 2024, dù nó sẽ nhỏ hơn ISS nhiều. ISS nặng 400 tấn và lớn như một sân bóng đá.
Năm 2003, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới đưa con người lên vũ trụ, sau Liên Xô và Mỹ. Bắc Kinh coi đây là bước ngoặt đánh dấu tầm vóc của một siêu cường toàn cầu.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
