Trạm vũ trụ tư nhân sẽ được phóng lên quỹ đạo năm 2027

Nanoracks, Voyager Space và Lockheed Martin hôm 21/10 thông báo họ lên kế hoạch phóng một trạm vũ trụ tư nhân bay tự do ở quỹ đạo thấp của Trái đất năm 2027.


Thiết kế của trạm vũ trụ Starlab. (Ảnh: Nanoracks/Lockheed Martin/Voyager Space).

Trạm vũ trụ mang tên Starlab sẽ trở thành địa điểm du lịch cũng như trung tâm nghiên cứu và sản xuất giúp tăng cường phát triển kinh tế ngoài Trái đất. Để đáp ứng nhu cầu của chính phủ Mỹ, các cơ quan vũ trụ quốc tế và nhu cầu thương mại trong không gian, 3 công ty đầu ngành sẽ phát triển Starlab để phát triển kinh tế không gian và đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ vũ trụ như nghiên cứu vật liệu, phát triển cây trồng và hoạt động phi hành gia.

Trạm Starlab sẽ cất cánh năm 2027 với sức chứa 4 người. Trạm sẽ có một module sinh hoạt có thể tích 340 m3, bộ phận cung cấp điện và lực đẩy, phòng thí nghiệm và cánh tay robot lớn ở bên ngoài để phục vụ bốc dỡ hàng, theo Nanoracks. So với Starlab, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có thể tích 916 m3, tương đương máy bay phản lực Boeing 747.

Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, Starlab sẽ phải đối mặt với một số đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, Axiom Space ở Houston dự định phóng một module tư nhân lên ISS năm 2024 và 3 module khác vào cuối năm 2027, theo đại diện công ty. Các module đó có thể tách ra và hoạt động như trạm vũ trụ thương mại bay tự do. Công ty Sierra Space ở Colorado cũng lên kế hoạch phát triển một trạm vũ trụ tư nhân bay quanh quỹ đạo.

NASA hy vọng những trạm vũ trụ thương mại như vậy sẽ thế chỗ trạm ISS nhiều khả năng ngừng hoạt động trong khoảng năm 2028 - 2030. Trạm vũ trụ cũ kỹ này đã tiếp các đoàn phi hành gia liên tục từ tháng 11/2000. NASA đã thành lập dự án mang tên Commercial LEO Destinations (CLD) để thúc đẩy sự chuyển giao. CLD sẽ hoạt động thông qua chiến lược hai giai đoạn, dựa vào các chương trình chở phi hành đoàn và hàng hóa thương mại như tàu Dragon của SpaceX.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News