Tranh cãi gay gắt về nguồn gốc của ngựa thuần hóa

Theo các nghiên cứu, cách đây 6 ngàn năm, ngựa đã được thuần hoá tại các cánh đồng Ukraine, phía Tây Nam của nước Nga và vùng phía tây của Kazakhstan.

>>> Ngựa nhỏ như... mèo

Sau đó, giống ngựa này được nhân rộng ra châu Âu và châu Á và được phối giống với ngựa hoang tại nhiều vùng khác nhau.

Một nhóm nghiên cứu của trường đại học Cambridge mới đây đã đưa ra kết luận trên về nguồn gốc của ngựa ngày nay. Nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí PNAS, đã gây ra cuộc tranh luận mạnh mẽ trong giới khoa học.

Bằng chứng khảo cổ cho thấy ngựa được thuần hoá trên các cánh đồng Ukraina, phía tây nam nước Nga và vùng phía tây Kazakhstan, nơi tiếp giáp giữa 2 châu lục Á, Âu. Các chuyên gia cho rằng lúc đó chúng được dùng làm phương tiện đi lại và là nguồn cung cấp thịt, sữa cho con người. Một trong những bằng chứng thuyết phục nhất là dấu vết sữa ngựa được tìm thấy trong chậu của người cổ đại sinh sống ở vùng này.

Tuy nhiên, thật bất ngờ, những manh mối khảo cổ học này lại mâu thuẫn với các bằng chứng có được từ việc nghiên cứu DNA của ngựa. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ngựa được thuần hoá ở nhiều nơi trên khắp châu Âu và châu Á chứ không riêng gì vùng tiếp giáp Á, Âu.

Các nhà khoa học đã lấy mẫu DNA của 300 con ngựa ở 8 quốc gia châu Âu và châu Á. Dữ liệu di truyền được đưa vào máy tính xử lý và cho kết quả khác nhau về quá trình thuần hoá của những con ngựa này.

Tiến sĩ Vera Warmuth thuộc khoa sinh vật học của trường đại học Cambridge cho biết: “Điều đó chỉ ra rằng việc thuần hoá ngựa có nguồn gốc từ phía tây vùng biên giới Á, Âu nhưng sau đó, trong quá trình lan rộng ra, nó đã thu nạp thêm gene của nhiều loài ngựa hoang khác trên khắp 2 châu lục”.

Nghiên cứu này đã giải thích lý do tại sao trong DNA của ngựa hiện nay - vốn chỉ được thừa kế từ ngựa mẹ, lại chứa gene của các loài ngựa ở nhiều nơi khác nhau. Sự thật là các giống ngựa thuần hoá đã được cho phối giống với nhiều loài ngựa hoang khác bởi vì trong điều kiện nuôi nhốt, ngựa nhà khó có thể giao phối được với nhau.

Ngựa hoang Przewalski được xem là thuỷ tổ gần nhất của các loài ngựa trên thế giới ngày nay. Đây là loài ngựa có nguồn gốc ở các vùng thảo nguyên Mông Cổ, hiện tại chỉ còn vài chục con sống hoang nơi vùng núi Tachin Shara Nuru và được gây nuôi, bảo tồn ở một số vườn thú lớn.

Tham khảo: BBC

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
16 điều thú vị về Vatican

16 điều thú vị về Vatican

Du khách đến Italy không thể bỏ qua thành Rome và một khi đến Rome họ nhất định ghé thăm Vatican - đất nước bé nhỏ và hiền hòa bậc nhất hành tinh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News