Tranh cãi về chuyện California sắp có động đất 9 độ richter
Cựu thành viên của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), ông Jim Berkland đã dự đoán rằng, một trận động đất mạnh cỡ 9 độ richter sẽ xảy ra ở California trong tháng này.
Ông Jim Berkland, người đã đoán đúng nhiều trận động đất ở California, đặc biệt là trận ở San Franciso hồi tháng 10/1989, cho rằng, hiện tượng cả ngàn con cá chết ở Redondo Beach tại California trong thời gian qua cùng việc hàng triệu con cá đang hướng về Nam Mỹ, trong khi cá voi kêu thống thiết ở San Diego là những dấu hiệu cho thấy sắp có một hiện tượng thiên nhiên xảy ra.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, ông Berkland cũng viện dẫn hiện tượng “siêu Mặt trăng” để khẳng định rằng, một trận động đất mạnh như trận động đất hôm 11/3 ở Nhật Bản sẽ tác động tới California.
Cũng có quan điểm gần giống với ông Jim Berkland, cây bút chuyên viết về lĩnh vực khoa học của tờ Newweek, Simon Winchester mới đây cũng khẳng định rằng, trận động đất mạnh 9 độ richter ở Nhật Bản cùng những gì từng diễn ra ở New Zealand hay Chile đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng thiên nhiên này ở California.
Trong bài viết của mình, ông Winchester đã chỉ ra rằng: “Hiện đã xảy ra ba trận động đất ở ba hướng trên Thái Bình Dương. Một xảy ra ở hướng Tây Bắc hôm 11/3, tức ở Nhật Bản; một ở hướng Tây Nam hồi tháng trước và một xảy ra hồi năm ngoái theo hướng Đông Nam. Còn một hướng chưa bị ảnh hưởng là Đông Bắc, đây là hướng về phía California”.
Tuy nhiên, quan điểm của hai nhân vật nêu trên đã bị ông David Schwartz, chuyên gia về động đất của USGS, bác bỏ. Ông cho rằng: “Simon Winchester chỉ là một cây viết chuyên về khoa học chứ không phải một nhà khoa học thực sự. Tôi không phủ nhận việc sẽ xảy ra một trận động đất ở California trong tương lai, song không có sự liên kết nào giữa các trận động đất mà ông ấy nêu ra”.
Trong khi đó, ông Nathan Bangs, một nhà vật lý đang giảng dạy ở Học viện Địa lý Texas, cũng cho rằng, không có sự liên kết giữa các trận động đất trên Thái Bình Dương. Ông cho hay: “Tôi không biết tại sao tờ Newsweek lại có thể khẳng định những thông tin như vậy. Tôi thấy không có sự liên kết nào giữa những thảm họa thiên nhiên đó”.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
