Tranh cãi về tên 'cúm lợn'
Các chuyên gia hàng đầu khẳng định loại virus đang khiến cả thế giới hoảng sợ chủ yếu là do lợn mang đến, và cho rằng dù Mỹ và WHO không muốn gọi dịch bệnh là "cúm lợn", nó vẫn có bản chất là cúm lợn.
![]() |
Lợn trong một trại nuôi ở Indonesia. Ảnh: AP. |
Giới chuyên môn lập luận rằng nếu phần lớn gene của virus là từ lợn, cha mẹ của virus đó là virus sống ở lợn, thì căn bệnh cần được gọi là cúm lợn.
Sáu trong số 8 đoạn gene của loại virus đang gây dịch cúm hiện nay thuộc về virus cúm lợn, hai đoạn khác thuộc gene cúm gà và người, nhưng đã cư trú ở loạn từ một thập kỷ nay. Tiến sĩ Raul Rabadan, giáo sư sinh học đại học Columbia, Mỹ, cho biết như vậy.
Các kết quả phân tích cho thấy cha mẹ gần nhất của loại virus gây cúm chết người hiện nay là dòng cúm lợn gốc Bắc Mỹ và khu vực liên Á-Âu.
"Về mặt khoa học, đây là virus cúm lợn", nhà siêu vi trùng học hàng đầu thế giới Richard Webby khẳng định. Ông là giám đốc Trung tâm nghiên cứu về sinh thái của các loại virus cúm trên động vật cấp thấp và chim của WHO.
"Đây rõ ràng là virus cúm lợn", Henry Niman, chủ tịch Recombinomics, một hãng chuyên theo dõi sự tiến hóa của virus, cho hay. "Đó là một loại virus xuất phát từ lợn, chẳng có tên nào khác để gọi nó cả".
Trong khi đó thì WHO hôm qua tuyên bố sẽ không dùng từ "cúm lợn" để mô tả căn bênh đang hoành hành hiện nay, nhằm tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng và bảo vệ đàn lợn.
Mỹ trước đó cũng đề nghị không dùng từ cúm lợn. Bộ Nông nghiệp nước này cho rằng thuật ngữ đó gây sự hiểu lầm rằng bệnh dịch liên quan đến thịt lợn.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
