Tranh của Van Gogh bị chuyển màu vì tia cực tím
Các nhà khoa học đã xác định được lý do khiến màu vàng rực rỡ trên một số bức tranh của Vincent Van Gogh bị biến thành màu nâu.
Một bức tranh của Vincent Van Gogh.
Đó là do phản ứng hóa học phức tạp dưới tác động của ánh nắng mặt trời và tia cực tím, là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Ánh sáng mặt trời chỉ có thể xuyên vài micro mét vào mặt tranh, nhưng chỉ với khoảng cách ngắn như vậy, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy tia sáng có thể tạo ra một phản ứng hóa học chưa rõ, biến màu vàng chrome thành màu nâu, làm thay đổi cấu trúc màu nguyên bản.
Các nhà khoa học đã dùng tia X quang loại nhỏ để khám phá phản ứng hóa học diễn ra trên bề mặt mỏng, nơi màu gặp lớp sơn bảo vệ. Các loại bột màu mới của thời hiện đại như màu vàng từ chrome cho phép Van Gogh tạo ra màu sắc sáng chói như là trong các bức vẽ hoa hướng dương của ông.
Phát hiện trên là bước đầu tiên giúp tìm hiểu cách ngăn một số bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa người Hà Lan không bị đổi màu theo thời gian.

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?
Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì
Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm
Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác
Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?
Một số người thường nhớ rõ về những gì diễn ra trong giấc mơ, trong khi những người khác lại không nhớ gì.

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt
