Trao "giải Nobel công nghệ" cho các nhà phát minh Internet
Chính phủ Anh đã khởi xướng Giải thưởng Nữ Hoàng về Công nghệ (QE), được ví tương tự như giải Nobel nhằm đề cao những thành tựu phát minh trong lĩnh vực công nghệ.
Những người đi tiên phong phát minh mạng Internet đã chính thức trở thành những người đầu tiên nhận Giải thưởng về Công nghệ của Nữ Hoàng Anh Elizabeth (Giải QE).
Ảnh: Kỹ sư Tim Berners-Lee chụp ảnh ở CERN với chiếc máy tính NeXT đã giúp
ông phát minh ra giao thức kết nối trang mạng toàn cầu WWW. (Nguồn: CERN)
Những người này là Tim Berners-Lee, Robert Kahn, Vinton Cerf, Louis Pouzin và Marc Andreessen. Năm kỹ sư trên bắt đầu công việc lao động sáng chế ra trang mạng máy tính toàn cầu nổi tiếng từ những năm 1970.
Họ được chia nhau một phần thưởng với tấm séc 1 triệu bảng Anh với công lao to lớn đóng góp vào cuộc cách mạng truyền thông diễn ra trong những thập kỷ gần đây.
Trong đó, Robert Kahn, Vinton Cerf và Louis Pouzin đóng góp vào các giao thức tạo nên cấu trúc cơ bản của Internet, Tim Berners-Lee tạo ra giao thức kết nối trang mạng toàn cầu World Wide Web (WWW) tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) vào năm 1989, còn Marc Andreessen đã viết nên trình duyệt web Mosaic giúp phổ cập rộng rãi giao thức mạng toàn cầu WWW.
Ảnh: Ngài Lord Browne (trái) cùng với Robert Kahn (giữa) và
Louis Pouzin (phải) trong buổi công bố Giải QE. (Nguồn: BBC)
Nhìn chung, Giải thưởng Nữ Hoàng Elizabeth về công nghệ nhằm ghi công những người đã có công lao về sự đổi mới mang tính đột phá trong kỹ thuật để mang lại lợi ích toàn cầu cho con người. Giải này được xem là tương đương như giải Nobel, được đặt ra nhằm đề cao những thành tựu sáng tạo xuất sắc trong lĩnh vực công nghệ.
Thông báo được công bố ở Viện Hàn lâm Công nghệ Hoàng gia vào ngày hôm qua, 18/3/2013. Bob Kahn và Louis Pouzin bước lên bục để nhận quyết định về giải thưởng.
Đến tháng Sáu sắp tới, những người chiến thắng sẽ đến London để chính thức được nhận phần thưởng từ tay của Nữ Hoàng Anh.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
