Trào lưu dùng kem đánh răng tự chế trên TikTok và lời cảnh báo của nha sĩ

Trào lưu về kem đánh răng thảo dược với công thức tự làm được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội TikTok đang thu hút hàng triệu lượt xem. Tuy nhiên, các nha sĩ cảnh báo mọi người nên cẩn trọng nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hàng trăm video của những người sử dụng mạng xã hội TikTok đang lan truyền về công thức kem đánh răng mà họ tự chế với các thành phần như: dầu dừa, soda, nước chanh, giấm, than và thậm chí cả hydrogen peroxide.

Trào lưu dùng kem đánh răng tự chế trên TikTok và lời cảnh báo của nha sĩ
Kem đánh răng tự chế đang là trào lưu hot trên Tik Tok hiện nay.

Theo tiến sĩ, nha sĩ Cathryn Madden, Giám đốc trung tâm nha khoa Bupa nổi tiếng tại Anh, những công thức tạo kem đánh răng này bao gồm các nguyên liệu như chanh, muối nở, muối và than củi. Những nguyên liệu này nếu không được kết hợp đúng cách, đúng tỉ lệ có thể không tốt cho răng của mọi người và gây ra các vấn đề khác. Trong khi đó, florua có tác dụng ngăn ngừa sâu răng và nó được thêm vào kem đánh răng, nước súc miệng theo những tiêu chí nhất định.

"Chỉ vì những thành phần này là tự nhiên không có nghĩa là chúng tốt cho răng của bạn. Sử dụng những thứ như chanh có tính axit, hoặc baking soda và muối có tính mài mòn, có thể làm bong lớp men răng của bạn hoặc gây ra sự đổi màu răng. Hydrogen peroxide có thể gây bỏng nướu và mô mềm trong miệng, trong khi giấm cũng có thể gây tổn thương" , tiến sĩ Madden nói.

Trào lưu dùng kem đánh răng tự chế trên TikTok và lời cảnh báo của nha sĩ
Theo bác sĩ Cathryn Madden, mọi người nên tránh kem đánh răng tự làm và không có fluora (Ảnh Bupa)

Không ít bệnh nhân của cô cũng nói rằng họ đang sử dụng kem đánh răng tự chế hoặc lọc florua ra khỏi nước sử dụng trong nhà. Một số người còn làm vậy cho cả con mình.

"Mặc dù đó là lựa chọn cá nhân của mỗi người nhưng chúng tôi khuyên mọi người nên nói chuyện với nha sĩ trước khi thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng của mình, đặc biệt là khi liên quan đến trẻ em. Sử dụng các sản phẩm tự chế hoặc kem đánh răng không chứa florua sẽ làm mòn men răng của bạn, do đó làm tăng nguy cơ sâu răng, đổi màu và nhạy cảm. Một khi men bị mất đi sẽ không thể lấy lại được", cô nói.

Trước trào lưu sản phẩm chăm sóc răng miệng không chứa khoáng chất florua đang gây tranh cãi, bà nói: "Florua ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng như sâu răng và mất răng. Vì vậy, tuyên bố rằng florua "nguy hiểm" là sai lầm. Điều bạn cần làm là giữ vệ sinh răng miệng theo lời khuyên mà các nha sĩ đưa ra".

Cô cũng kêu gọi người tiêu dùng tránh nghe theo các bài đăng trên mạng xã hội chưa có kiểm chứng về florua và cách vệ sinh răng miệng. Điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến của một chuyên gia nha khoa chứ không phải "chuyên gia TikTok". Các chuyên gia nha khoa có thể hướng bạn đến một sản phẩm thích hợp ngay cả khi bạn đang có nhu cầu sử dụng những sản phẩm không có florua. "Mỗi người đều khác nhau, vì vậy đừng tự động nghĩ rằng một sản phẩm mới phù hợp với người nổi tiếng mà bạn yêu thích sẽ phù hợp với mình", cô nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Thủ phạm" làm tăng đường huyết không phải đường mà chính là 3 thói quen ai cũng mắc này

Ai cũng nghĩ tiểu đường là do chúng ta đã ăn quá nhiều đường mà không biết rằng chính các thói quen xấu trong cuộc sống lại là nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

Đăng ngày: 31/10/2022
Phát hiện tế bào gốc giúp sửa chữa các chấn thương xương

Phát hiện tế bào gốc giúp sửa chữa các chấn thương xương

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các tế bào gốc khác nhau chịu trách nhiệm sửa chữa các loại chấn thương xương khác nhau...

Đăng ngày: 31/10/2022
Chuyên gia phản bác quan điểm:

Chuyên gia phản bác quan điểm: "cơm có gì đâu mà ngon, dễ gây mập, chỉ cần ăn rau thịt là đủ rồi"

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội giải đáp về việc có nên bỏ cơm để giảm cân không và cách ăn cơm để tránh tăng cân.

Đăng ngày: 28/10/2022
Cần đi bao nhiêu bước mỗi ngày để giảm nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì?

Cần đi bao nhiêu bước mỗi ngày để giảm nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì?

Con số 10.000 là đầy thách thức với hầu hết mọi người. Và con số này cũng đã thay đổi theo một nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 28/10/2022
Người xưa làm thế nào để chữa gãy xương?

Người xưa làm thế nào để chữa gãy xương?

Hiện nay, y học điều trị gãy xương, thường dùng những tấm kim loại để cố định, ghim đinh thép, hoặc sử dụng thạch cao băng bó cố định.

Đăng ngày: 28/10/2022
Thức uống giúp tăng cường miễn dịch mùa cúm

Thức uống giúp tăng cường miễn dịch mùa cúm

Nước gừng đang trở thành thức uống xu hướng trên mạng xã hội với tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chống cảm cúm và giảm buồn nôn.

Đăng ngày: 27/10/2022
Đã tìm được cách chống lão hóa, con người có thể sống vài trăm tuổi?

Đã tìm được cách chống lão hóa, con người có thể sống vài trăm tuổi?

Các nhà khoa học đã và đang tìm mọi cách để kéo dài tuổi thọ của con người lên hàng trăm năm.

Đăng ngày: 26/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News