Trẻ bị đánh có chỉ số IQ thấp hơn
Theo một nghiên cứu mang tính đột phá do giáo sư Murray Straus đến từ trường đại học New Hampshire tiến hành, trên phạm vi toàn thế giới, trẻ bị đánh có chỉ số IQ thấp hơn. Kết quả được trình bày tại Hội thảo Quốc tế về Bạo lực, Lạm Dụng và Tổn thương (InternationalConference on Violence, Abuse and Trauma) lần thứ 14 diễn ra ngày 25 tháng 9 vừa qua tại San Francisco, bang California nước Mỹ.
Giáo sư Strauss cho biết: “Tất cả các bậc phụ huynh đều muốn con cái của họ thông minh".
"Nghiên cứu này chỉ ra rằng họ có thể thoả mãn nguyện vọng này bằng cách sử dụng các hình phạt khác chứ không phải là đánh khi muốn sửa sai cho đưa trẻ. Kết quả của nghiên cứu này có thể giúp những đứa trẻ trên toàn thế giới được nuôi dạy với phương pháp tốt hơn”
“Đã đến lúc các nhà tâm lý nhận ra sự cần thiết phải giúp các bậc cha mẹ ngừng ngay việc sử dụng những hình phạt về mặt thể xác trong việc dạy dỗ và lũ trẻ. Cũng đã đến lúc nước Mỹ cần bắt đầu quan tâm hơn đến sức khoẻ cộng đồng và tập trung vào phúc lợi xã hội cho trẻ em và cuối cùng là ban hành đạo luật liên bang cấm sử dụng hình phạt đánh trẻ em".
Sự liên quan giữa hình phạt đánh và chỉ số IQ của trẻ em tại Mỹ
Giáo sư Straus nhận thấy rằng, ở Mỹ, những đứa trẻ bị phạt bằng hình thức đánh phát triển chỉ số IQ chậm hơn 4 năm so với những đứa trẻ không bị phạt bằng hình thức này.
Tỉ lệ cha mẹ sử dụng các hình phạt về thể xác đối với trẻ vị thành niên ở một nước càng cao, thì chỉ số IQ trung bình của quốc gia đó càng thấp. (Ảnh: Murray Straus) |
Giáo sư Straus và nhà khoa học cấp cao Mallie Paschall đến từ viện Ngiên cứu và đánh giá Thái Bình Dương (Pacific Institute for Research and Evaluation) đã có nghiên cứu trên 806 đứa trẻ đến từ nhiều quốc gia có độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi và 704 đứa trẻ có độ tuổi từ 5 đến 9 tuổi. Cả hai nhóm này đều được kiểm tra lại chỉ số IQ sau 4 năm.
Chỉ số IQ của những đứa trẻ từ 2 đến 4 tuổi mà không bị sử dụng hình thức phạt đánh cao hơn 5 điểm (hay chỉ số IQ phát triển cao hơn 4 năm) so với những đứa trẻ khác bị sử dụng hình phạt này. Tương tự như vậy, chỉ số IQ của những đứa trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 9 tuổi mà không bị sử dụng hình thức phạt đánh cao hơn 2,8 điểm (hay chỉ số IQ phát triển cao hơn 4 năm)
Giáo sư Straus cho biết: “Thường xuyên bị đánh sẽ tạo ra chỉ số IQ khác biệt trong những đứa trẻ. Những đứa trẻ càng hay bị đánh thì khả năng phát triển trí tụê càng chậm hơn. Nhưng ngay cả đối với những đứa trẻ bị đánh ít chỉ số IQ của chúng cũng bị ảnh hưởng.”
Mối quan hệ giữa chỉ số IQ và hình phạt đánh ở trẻ em trên toàn thế giới
Giáo sư Straus cũng nhận thấy rằng chỉ số IQ trung bình của các quốc gia nơi mà hình phạt đánh thường xuyên diễn ra thấp hơn so với các nước khác. Phân tích của ông chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa hình phạt thể xác và chỉ số IQ của những đứa trẻ mà cha mẹ chúng tiếp tục sử dụng các hình phạt thể xác. Hình phạt kiểu này ảnh hưởng đối với ngay cả những thanh thiếu
Giáo sư Straus và các đồng nghiệp của mình tại 32 quốc gia đã sử dụng dữ liệu về các hình phạt thể xác được cung cấp bởi 17.404 sinh viên đại học khi họ còn nhỏ.
Theo giáo sư Straus, có hai cách giải thích về mối quan hệ giữa chỉ số IQ và các hình phạt thể xác.
Càng bị đánh nhiều, những triệu chứng căng thẳng, hoảng loạn càng tăng lên
Thứ nhất, các hình phạt thể xác tạo ra sự căng thẳng ghê ghớm và có thể khiến đứa trẻ bị căng thẳng mãn tính khi chúng bị phạt bằng hình thức này 3 hay nhiều hơn 3 lần một tuần. Đặc biệt là chúng bị phạt trong vòng nhiều năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự căng thẳng tạo ra bởi hình phạt thể xác tăng lên khi đứa trẻ bị sợ hãi bởi những điều khủng khiếp có thể xảy ra và vì vậy chúng dễ bị giật mình hay hoảng loạn. Các triệu chứng này có liên quan chặt chẽ đến chỉ số IQ.
Những đứa trẻ tại Mỹ bị sử dụng hình thức phạt đánh có khả năng nhận thức chậm hơn 4 năm so với những đứa tre khác. (Ảnh: Murray Straus) |
Thứ hai, những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn là cơ sở cho các bậc phụ huynh ít sử dụng hình phạt thể xác hơn và vì vậy giải thích tại sao các nước này có chỉ số IQ trung bình cao hơn.
Tuy nhiên, có một tin đáng mừng là việc sử dụng các hình phạt thể xác đang có xu hướng giảm trên toàn thế giới. Điều này có thể khiến chỉ số IQ của trẻ em tăng lên trong tương lai.
Giáo sư Straus cho biết: “Việc sử dụng hình thức phạt thể xác có xu hướng giảm phản ánh những nỗ lực của 24 quốc gia đã chính thức nghiêm cấm sử dụng các hình phạt này từ năm 2009. Cả liên minh Châu Âu và Mỹ đã kêu gọi các quốc gia thành viên khác cấm các bậc phụ huynh sử dụng hình thức phạt thế xác đối với trẻ em. Vài trong số 24 nước cấm phụ huynd sử dụng hình phạt thể xác với con cái đã có những nỗ lực mạnh mẽ nhằm tuyên truyền cho cộng đồng và giúp đỡ các bậc phụ huynh trong việc kiểm soát và giáo dục trẻ em. Các quốc gia còn lại cũng đã có những động thái nhỏ để thực hiện lệnh cấm này.”
Ông cũng cho biết thêm:”Tuy vậy, thái độ bạo lực và việc thích sử dụng hình thức trừng phạt thể xác cũng như tình trạng thực tế mà hình thức này đang được sử dụng đã có dấu hiệu giảm ở cả những quốc gia không nỗ lực nhiều để thực hiện luật cấm này.”