Tre có thể giúp làm nguội trái đất

Ngoài khả năng nuôi sống hàng tỉ người, tre còn có thể trở thành vũ khí hiệu quả trong cuộc chiến chống hiện tượng nóng lên toàn cầu, Mạng lưới Mây Tre Quốc tế (INBAR) khẳng định.


Tre tạo ra thu nhập cho hơn 1,5 tỉ người trên thế giới. (Ảnh: Uppergreenside.org).

AFP dẫn lời ông Coosje Hoogendoorn, tổng giám đốc INBAR, nói tre là nguồn lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Loại cây thường xanh đa niên thân gỗ này phân bố rộng rãi ở nhiều nước nghèo nhất thế giới thuộc châu Phi, châu Á và khu vực Mỹ Latinh. Chiều dài thân của tre có thể tăng thêm tới một mét mỗi ngày. Chúng tạo ra thu nhập cho hơn 1,5 tỉ người. Tổng giá trị giao dịch các loại hàng hóa từ tre trên thị trường toàn cầu lên tới 5 tỉ USD mỗi năm.

Nhà ở bằng tre xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ, song nhiều người vẫn chưa hiểu hết tiềm năng của tre và chỉ coi chúng là một loại cây thân gỗ có giá trị thấp. Trên thực tế, tre chịu lực tốt hơn thép, rẻ hơn gỗ, tiêu tốn ít năng lượng hơn trong quá trình chế biến so với xi măng và có thể chịu được động đất”, Alvaro Cabrera, điều phối viên của INBAR tại châu Mỹ Latinh và vùng Caribbe, phát biểu.

INBAR - được thành lập năm 1997 và có trụ sở tại Trung Quốc là một tổ chức liên chính phủ. 36 nước ký kết hiệp định tham gia INBAR nhằm tuyên truyền và thúc đẩy hoạt động thương mại liên quan tới cây tre và mây. Trong bối cảnh vòng đàm phán mới nhất trong khuôn khổ Hội nghị khí hậu do Liên Hợp Quốc chủ trì diễn ra tại thành phố Cancun, Mexico, từ ngày 29/11 tới 10/12, INBAR khuyến nghị lãnh đạo các nước tham gia hội nghị nên dùng tre để hấp thụ bớt khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển. CO2 là một trong những loại khí gây nên hiện tượng ấm lên của địa cầu.

Một nghiên cứu khoa học tháng trước cho thấy, khả năng và tốc độ hấp thụ khí CO2 của một số loài tre có thể sánh ngang với linh sam và bạch đàn.

Ngoài ra, rễ tre còn giúp làm giảm hiện tượng xói mòn đất, ngăn chặn lở đất trên các sườn đồi và bờ sông trong các trận lũ.

Những rừng tre tự nhiên là thiên đường của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có gấu trúc. Tuy nhiên, những đồn điền tre do con người tạo ra lại có thể phá hủy sự đa dạng sinh học.

INBAR cho biết, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam là ba nước cung cấp nhiều tre nhất thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News