Trẻ em dị ứng thức ăn có thể bị tự kỷ cao gấp hai lần
Một nghiên cứu lớn dựa trên dân số phát hiện ra mối liên hệ giữa các bệnh dị ứng, bao gồm dị ứng thức ăn và rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em. Nhưng một đứa trẻ bị dị ứng không có nghĩa là nó sẽ mắc bệnh tự kỷ.
Theo một nghiên cứu của dữ liệu sức khỏe quốc gia, trẻ em Mỹ bị dị ứng thức ăn có khả năng mắc rối loạn phổ tự kỉ cao gấp hai lần những đứa trẻ không bị dị ứng thức ăn. Phát hiện dựa trên dân số bổ sung bằng chứng thực nghiệm rằng có thể có một mối liên hệ giữa bước hụt hoặc phản ứng mạnh do hệ miễn dịch và rối loạn phát triển thần kinh.
Các nhà nghiên cứu chỉ tìm kiếm mối liên hệ giữa dị ứng và rối loạn phổ tự kỷ (ASD), trong tổng số 199.520 trẻ em trong độ tuổi 3-17 được khảo sát từ năm 1997-2016 như một phần của Khảo Sát Phỏng Vấn Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ. Nghiên cứu này không được tạo ra nhằm mục đích phát hiện đằng sau mối liên hệ này có thể là điều gì.
Trẻ em bị dị ứng thức ăn có khả năng mắc rối loạn phổ tự kỉ cao gấp hai lần những đứa trẻ không bị dị ứng thức ăn.
Đội nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong số 1.868 trẻ mắc tự kỉ, có 216 trẻ bị dị ứng thức ăn – khoảng 11%. Theo báo cáo trực tuyến của các nhà nghiên cứu trên JAMA Network Open ngày 8/6, theo so sánh, chỉ khoảng 4% trẻ em không mắc tự kỷ bị dị ứng thức ăn. Trẻ em mắc tự kỷ cũng có khả năng bị dị ứng hô hấp hoặc dị ứng da như eczama cao hơn trẻ không mắc tự kỷ.
Số trẻ mắc tự kỷ đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2000, tương đương cứ 1.000 trẻ thì có 16,8 trẻ mắc tự kỷ. Trong khi đó, số trẻ bị dị ứng thức ăn tăng từ 3,4% năm 1997-1999 lên 5,1% năm 2009-2011.
Theo đồng tác giả nghiên cứu và nhà dịch tễ học Wei Bao đến từ Trường Sức khỏe Cộng đồng thuộc Đại học Iowa ở Thành phố Iowa, vẫn chưa rõ liệu việc dị ứng thức ăn có góp phần làm mắc bệnh tự kỷ không, hay ngược lại, hoặc liệu có thứ gì khác gây ra cả hai việc này. “Nguyên nhân của ASD vẫn chưa rõ ràng”.
Các nghiên cứu trước đây trên chuột và người đã chỉ ra một mối liên hệ khả dĩ giữa các rối loạn hệ miễn dịch khác nhau với tự kỷ. Trẻ em có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 1, hoặc họ hàng bên mẹ mắc viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh Celiac (không dung nạp gluten) sẽ có khả năng bị tự kỷ cao hơn. Theo một nghiên cứu năm 2014 đăng trên Behavioral Brain Research, những con chuột bị dị ứng thức ăn có những hành vi đặc trưng của bệnh tự kỷ, ví như các hành vi lặp lại hoặc ít giao tiếp xã hội hơn thông thường.
Giám đốc Trung tâm Tự kỷ Lurie thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusettes ở Boston, người đã viết một lời bình luận đi kèm nghiên cứu cho hay, phát hiện mới ủng hộ cho ý kiến “những biểu hiện khác nhau của sự bất thường về miễn dịch xảy ra ở những người mắc ASD”. Dị ứng thức ăn, hô hấp và da phổ biến ở phần lớn dân số, nhưng mắc các loại dị ứng này “không có nghĩa là con bạn sẽ bị ASD”.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì
Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).
