Trí thông minh nhân tạo có thể "vẽ” tranh như Van Gogh và Picasso
Các khoa học gia vừa công bố một dạng “trí thông minh nhân tạo” có thể mô phỏng phong cách nghệ thuật của bất kỳ họa sĩ nào trên thế giới.
Phát minh có thể “hồi sinh” Van Gogh và Picasso
Các họa sĩ như Van Gogh và Picasso đã để lại kho tàng nghệ thuật có giá trị lớn. Nhưng cũng chính vì thế, việc họ qua đời đã để lại mất mát không nhỏ cho nhân loại.
Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học đã công bố một dạng “trí thông minh nhân tạo“ (Artificial Intelligence) chứa thuật toán có thể mô phỏng phong cách nghệ thuật của các họa sĩ. Qua đó, phát minh này được kỳ vọng có thể “hồi sinh” không chỉ Picasso, Van Gogh, mà là bất kỳ họa sĩ nào trên thế giới.
Bức "Đêm đầy sao" - The Starry Night của Van Gogh (trái) và bức tranh được thực hiện bởi phần mềm (phải)
Theo đó, dạng trí thông minh nhân tạo này có thể học theo phong cách vẽ của các họa sĩ, rồi sau đó có thể vẽ các bức tranh mới toanh theo phong cách đó.
Bức tranh Seated Nude của Pablo Picasso (trái) và bức tranh mô phỏng lại phong cách nghệ thuật của ông (phải)
Các nghiên cứu viên thuộc ĐH Tubingen (Đức) cho biết: “Trong nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, các họa sĩ có khả năng tạo nên những trải nghiệm hình ảnh độc nhất vô nhị bằng sự kết hợp giữa nội dung truyền tải, và phong cách nghệ thuật của họ. Vì thế cho đến nay, chưa có thuật toán nào có thể xác định được điều này”.
Bức Composition VII bởi Wassily Kandinsky và bức tranh mô phỏng
Tuy nhiên, dựa trên một hệ thống nhận dạng hình ảnh sinh học mang tên “Deep Neural Networks” của Google, các nghiên cứu viên đã phát triển một hệ thống có khả năng tạo nên các hình ảnh nghệ thuật có chất lượng cao. Theo đó: “Hệ thống có thể tách và kết hợp nội dung, phong cách của bức tranh, sau đó tạo nên một thuật toán để mô phỏng lại phong cách nghệ thuật đó”.
Hệ thống mới cho phép mô phỏng lại phong cách của J.M.W Turner trong bức "Shipwreck of the Minotaur"
Các chuyên gia cho biết, phần mềm sẽ dựa trên thông tin từ bức tranh, phân tích và nhấn mạnh những đặc điểm độc đáo của nó, rồi sau đó tạo nên một bức tranh khác.
Hệ thống hiện vẫn còn gặp phải một số vấn đề, đó là chưa thể thực hiện chính xác nhất những gì được ra lệnh. Ví dụ như khi ra lệnh cho hệ thống phân tích bức tranh “Tiếng hét” của Edvard Munch, kết quả có thể cho ra… một chú chó.
"The Scream" của Edvard Munch trở thành... một chú chó
Tuy nhiên trong tương lai, các khoa học gia tin rằng phần mềm này có thể giúp chúng ta “hồi sinh” khả năng hội họa của những họa sĩ thiên tài trong lịch sử.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Robot cứu hộ hình người của NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới giới thiệu một loại robot mới, có khả năng đứng bằng hai chân như người và được sử dụng để hỗ trợ cho các công việc cứu hộ.
