Trí tuệ nhân tạo có thể chẩn đoán ung thư phổi sớm tới một năm
Chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) xác định những dấu hiệu chủ chốt của ung thư phổi qua ảnh chụp cắt lớp sớm hơn một năm so với những phương pháp hiện nay.
Do ung thư là bệnh tiến triển theo thời gian, chẩn đoán càng muộn, cơ hội chữa trị càng thấp, chương trình AI mới có tiềm năng cứu sống nhiều sinh mạng. Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất với 1,8 triệu ca trên toàn cầu mỗi năm. Nhưng bệnh nhân ung thư phổi thường xuyên bị phát hiện ở giai đoạn cuối, khi các phương pháp điều trị ít có tác dụng nhất. Đó là lý do giới nghiên cứu kỳ vọng AI sẽ giúp chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh sớm hơn trong quá trình sàng lọc.
Ảnh chụp cắt lớp lá phổi. (Ảnh: iStock)
Ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể hé lộ đặc điểm khối u ở phổi và xét nghiệm sinh thiết hoặc phẫu thuật sau đó xác nhận đó có phải khối u ác tính hay không. Nhưng mỗi bản chụp đòi hỏi bác sĩ X-quang rà soát khoảng 300 bức ảnh để tìm dấu hiệu đặc trưng của khối u phổi rất nhỏ. Dù thử nghiệm sử dụng ảnh CT để tìm bệnh nhân ung thư phổi cho kết quả hứa hẹn, quá trình này khá chậm do bác sĩ phải ngồi xem xét từng bức ảnh để xác định bệnh nhân nào cần kiểm tra kỹ hơn.
Nghiên cứu mới sử dụng AI hỗ trợ chẩn đoán do Benoît Audelan ở đội dự án Epione tại Viện nghiên cứu công nghệ và khoa học kỹ thuật số quốc gia Pháp (Inrea) tại Đại học Côte d'Azur, công bố tại Hội nghị quốc tế của Hiệp hội Hô hấp châu Âu. Audelan cộng tác nghiên cứu với đồng nghiệp trong trường đại học và Therpixel, công ty phần mềm AI cùng Bệnh viện Đại học Nice.
Các nhà nghiên cứu phát triển chương trình AI dựa trên ảnh CT của 888 bệnh nhân có khối u phát triển đáng ngờ do bác sĩ X-quang sàng lọc. Sau đó, họ kiểm tra chương trình AI trên 1.179 bệnh nhân tham gia thử nghiệm sàng lọc ung thư phổi với thời gian theo dõi là 3 năm. 177 bệnh nhân trong nhóm này được chẩn đoán mắc ung thư phổi thông qua xét nghiệm sinh thiết sau lần chụp cắt lớp cuối cùng.
Kết quả là chương trình AI phát hiện khối u ác tính ở 172 trong số 177 bệnh nhân. Tỷ lệ chẩn đoán hiệu quả ca bệnh ung thư lên tới 97%. 5 trường hợp bị sót bao gồm khối u nằm gần giữa ngực, vị trí khó nhất để phân biệt giữa khối u và các cơ quan khỏe mạnh khác trong cơ thể.

Những sự thật vẫn bị hiểu lầm về nguyên nhân gây ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, khiến hơn 10 triệu người qua đời vào năm 2022. Tuy nhiên, không ít người vẫn có những suy nghĩ chưa chính xác về bệnh này.

Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên "Ung thư tim"?
Có ung thư phổi, ung thư gan... mà sao chưa bao giờ nghe thấy ung thư tim? Phải chăng tim là cơ quan "bất khả khiến bại"?

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày
Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Đột phá mới: Chữa ung thư não bằng xạ khuẩn biển
Một loại thuốc mới đặc trị u nguyên bào thần kinh được khai thác từ một loại vi khuẩn được tìm thấy dưới đáy biển ở độ sâu 1981m

Chiết xuất thành công hợp chất chống ung thư trong cỏ sữa
Nhóm hợp chất quý gồm phenolic và flavoinoid trong cây cỏ sữa mọc nhiều ngoài tự nhiên được ThS Ngân và cộng sự phát hiện và chiết xuất thành công.
