Trí tưởng tượng có thể làm thay đổi những gì ta nghe và nhìn thấy
Một nghiên cứu từ viện nghiên cứu Karolinska ở Thụy Điển cho thấy, trí tưởng tượng của chúng ta có thể gây ảnh hưởng tới cách mà chúng ta trải nghiệm thế giới nhiều hơn so với chúng ta từng nghĩ. Cái mà chúng ta tưởng như nghe hoặc nhìn thấy “trong đầu” có thể thay đổi nhận thức thực tế của chúng ta.
Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí khoa học Current Biology, làm sáng tỏ một câu hỏi kinh điển trong lĩnh vực tâm lý học và khoa học thần kinh về cách thức để bộ não con người kết hợp các thông tin từ các giác quan khác nhau như thế nào.
“Chúng ta thường nghĩ về những thứ mà chúng ta tưởng tượng ra, và những thứ mà chúng ta nhận thức là hai phần hoàn toàn tách rời nhau”, Christopher Berger, nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ tại khoa Khoa học thần kinh và là tác giả chính của nghiên cứu này nói. “Tuy nhiên, điều mà nghiên cứu này cho thấy đó là sự tưởng tượng chủa chúng ta về một âm thanh hay một hình ảnh sẽ thay đổi cách mà chúng ta nhận thức về thế giới xung quanh cũng giống như khi chúng ta thực sự nghe thấy âm thanh đó hoặc nhìn thấy hình ảnh đó. Cụ thể là chúng tôi phát hiện thấy những âm thanh tưởng tượng có thể thay đổi điều mà chúng ta nhìn thấy thật, và cái mà chúng ta tưởng tượng là nhìn thấy có thể thay đổi điều mà chúng ta thực sự nghe thấy".
Nghiên cứu này gồm một loạt các thí nghiệm gây ra các ảo giác trong đó, các thông tin cảm giác từ một giác quan làm thay đổi hoặc bóp méo nhận thức của một giác quan từ giác quan khác. Tổng số tình nguyện viên tham gia vào nghiên cứu này gồm 96 người khỏe mạnh.
Trong thí nghiệm đầu, các tình nguyện viên phải trải qua ảo giác rằng hai đối tượng di chuyển va chạm chứ không phải đi ngang qua nhau khi họ đã tưởng tượng một âm thanh tại thời điểm hai đối tượng gặp nhau. Trong thí nghiệm thứ hai, nhận thức không gian của các tình nguyện viên về một âm thanh đã được làm sai lệch, về phía vị trí nơi họ đã tưởng tượng nhìn thấy sự xuất hiện trong chốc lát một vòng tròn màu trắng. Trong thí nghiệm thứ ba, nhận thức của các tình nguyện viên về điều mà một người đang nói đã được thay đổi, bằng sự tưởng tượng của họ về một âm thanh đặc biệt.
Theo các nhà khoa học, các kết quả của nghiên cứu mới này có thể là rất hữu ích trong việc tìm hiểu các cơ chế làm bộ não không thể phân biệt giữa ý nghĩ và thực tế, điều này xảy ra trong một số chứng rối loạn tâm thần như: tâm thần phân liệt. Một số lĩnh vực khác cũng có thể ứng dụng kết quả của nghiên cứu này như các nghiên cứu về giao diện máy - não, nơi mà trí tưởng tượng của một người được làm tê liệt dùng để kiểm soát các thiết bị ảo và nhân tạo.
”Đây là các thí nghiệm đầu tiên để thiết lập một cách dứt điểm rằng, các tín hiệu cảm giác phát ra bởi sự tưởng tượng của một ai đó là đủ mạnh để thay đổi nhận thức thế giới thực của một người về một phương thức cảm nhận khác”, giáo sư Henrik Ehrsson, nhà điều tra nghiên cứu đằng sau nghiên cứu này cho biết.