Tro tàn biến thành... kim cương
Vàng và kim cương là hai loại trang sức quý giá nhất của nhân con người. Bởi vậy từ xa xưa, loài người đã khổ công tìm cách tạo ra chúng. Và kết quả là các nhà giả kim thuật từ cổ chí kim đã thất bại trong việc tạo ra vàng. Nhưng với kim cương, con người đã thành công. Thậm chí ngày nay, con người ta còn có thể tạo ra kim cương từ những...xác chết.
Kim cương nhân tạo
Kim cương, một loài đá quý kết tinh trong lòng đất qua tiến trình hàng ngàn triệu năm, được coi là một khoáng chất có độ cứng nhất từ trước đến nay. Vì vậy, từ nhiều năm nay, con người đã khổ công tìm cách chế kim cương nhân tạo. Những viên kim cương màu vàng, loại quý hiếm, đã được công ty Mỹ có tên là Gemesis Crop, bang Florida sản xuất, và giờ đây đã cho bày bán ở một vài cửa hàng nữ trang hiếm hoi nổi tiếng trên toàn quốc, trong đó có Sandy Alison Diamonds and Fine Jewelry. Gemesis sử dụng hệ thống máy móc với nhiệt độ cao đến 1.5000C, áp suất rất cao để biến một mẩu than chì thật tốt thành viên kim cương màu vàng trong 80 tiếng đồng hồ. Một công ty nữa có tên gọi là Apollo Diamond Inc, tại thành phố Boston miền đông bắc Mỹ cũng đã có thể sản xuất được những viên kim cương trắng, trong suốt gần như không có một tì vết. Đây là những viên kim cương thật do 2 công ty Apollo và Gemesis sử dụng các phương pháp kỹ thuật cao để tạo nên. Chúng giống hệt như kim cương thiên nhiên cả về cấu trúc hoá học, quang học lẫn hình thể. Công ty Apollo sử dụng một khoang kín trong đó có carbon đã bốc hơi để hơi carbon từ từ gắn chặt vào từng nguyên tử của một mảnh thật và dần dần tạo thành một viên kim cương trắng ở mức độ gần như toàn bích, không tỳ vết.
Và thứ kim cương có một không hai
Ông William Lucas, một nhà thầu xây dựng, đã 50 tuổi, cư dân bang North Carolina đeo trên tay một chiếc nhẫn cưới với viên kim cương lớn 1/3 carat. Dĩ nhiên, nhẫn cưới đàn ông mà gắn kim cương đã là chuyện hơi khác thường, nhưng điều đó cũng không phải là điều đặc biệt chúng tôi muốn nói ở đây. Điểm đặc biệt mà viên kim cương xanh gắn trên chiếc nhẫn của ông và 2 viên kim cương nhân tạo khác mà ông sở hữu không phải là kim cương được hình thành từ trong lòng đất cả tỉ năm trước đây, mà là kim cương nhân tạo, do việc ép chất carbon dưới một áp suất thật cao và có nguồn gốc khác thường.
3 viên ngọc nhân tạo này được hình thành từ tro cốt của thân mẫu đã quá cố của ông. Ông Bill Lucas cho biết, ông đặt làm những viên ngọc này là để giữ cho những kỷ niệm về người mẹ của ông mãi mãi gần gũi với ông và để tưởng nhớ lại lúc sinh thời, mẹ ông cũng rạng rỡ sáng ngời như một viên kim cương vô giá.
Những viên kim cương nhân tạo được làm từ tro cốt của mẹ ông do Công ty LifeGem sản xuất. Đây là Công ty có trụ sở tại Illinois với văn phòng chuyên về dịch vụ thương mại ở 6 quốc gia. Tính cho tới nay, Công ty này đã sản xuất hơn 1.000 viên kim cương làm từ tro cốt của người đã khuất cho chừng 500 gia đình. Trong số này, có một gia đình đã đặt làm 11 viên kim cương từ tro của người thân, có lẽ vị này lúc sinh thời hẳn phải là một người cao lớn.
Quy trình chế tạo những viên ngọc nhân tạo lấy từ tro cốt của thân nhân gồm 5 giai đoạn, sử dụng nhiệt độ cao hơn 3.0000C ở áp suất 7.000 kg/cm2. Trong quy trình này, các phân tử carbon không bị cháy mà nó tự tan rã thành carbon ròng và trở thành các viên ngọc. Sau đó thì chúng được để nguội, đem cắt và đánh bóng.
Giá cả những viên kim cương nhân tạo này từ 2.500 USD/viên, 1/4 carat đến 14 ngàn USD cho một viên 1 carat.
Với việc sử dụng tro cốt của người thân để biến chúng thành những viên ngọc nhân tạo, giờ đây trong các tang lễ có thể thay đổi đôi chút câu “Cát bụi trở về với cát bụi” thành “Cát bụi sẽ trở thành ngọc quý”.
Người ta không thể phân biệt được kim cương nhân tạo của Công ty Gemesis với kim cương thiên nhiên, trừ phi có được các máy móc tinh vi của các phòng thí nghiệm tối tân với những nhà chuyên môn về đá quý như Học Viện Đá Quý Hoa Kỳ chẳng hạn. Và những viên kim cương này cũng được công ty khắc dấu bằng tia laser để phân biệt rõ là kim cương nhân tạo. Thế nhưng, không có dấu khắc này thì không ai phân biệt nổi. Còn công ty Apollo thì đang hợp tác với Học Viện Đá Quý Hoa Kỳ để tìm ra một phương cách nhận diện kim cương do công ty sản xuất bằng phương pháp nhân tạo.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
