Trong năm nay, sẽ có bốn lần Mặt trăng, Mặt trời "biến hình"

Sự kiện gần nhất sẽ là nguyệt thực nửa tối - Mặt trăng bị một "bóng ma" bay ngang mặt - vào cuối tháng 3.

Theo trang Date and Time,  4 lần Mặt trăng và Mặt trời "biến hình" lần lượt xảy ra vào các tháng 3, 4, 9 và 10 năm nay.

1. Nguyệt thực nửa tối tháng 3

Tùy theo múi giờ, sự kiện này sẽ xảy ra vào ngày 24 hoặc 25-3. Khác với nguyệt thực toàn phần - còn gọi là trăng máu - Mặt trăng trong nguyệt thực nửa tối chỉ rơi vào phần bóng nửa tối của Trái Đất.

Trong năm nay, sẽ có bốn lần Mặt trăng, Mặt trời biến hình
Từ trái qua: Nguyệt thực nửa tối, nguyệt thực bán phần và nguyệt thực toàn phần (trăng máu) - (Ảnh: NASA)

Do vậy, thay vì biến thành màu đỏ hoàn toàn thì bạn sẽ chỉ thấy một bóng đen mờ ảo, ma mị từ từ lướt qua Mặt trăng, bao trùm nó trong một thời gian rồi biến mất.

Các khu vực có thể quan sát hiện tượng này bao gồm châu Mỹ, khu vực Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Cực, Nam Cực, phần lớn châu Âu, một phần Bắc và Đông Á, phần lớn châu Đại Dương, phần lớn châu Phi.

2. Nhật thực toàn phần 8-4

Dải trung tâm của nhật thực - nơi bạn có thể thấy hình khuyên - sẽ quét chéo qua Trung Mỹ từ phía Tây Nam, băng qua nước Mỹ và một phần phía Đông Canada. 

Trong năm nay, sẽ có bốn lần Mặt trăng, Mặt trời biến hình
Dải trung tâm (màu đỏ) của nhật thực toàn phần ngày 8-4 và nhật thực hình khuyên 2-10.

Các khu vực ít nhất nhìn thấy nhật thực bán phần là Tây Âu, một số nơi khác của Bắc Mỹ, phía Bắc Nam Mỹ, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Cực.

3. Nguyệt thực bán phần 17 hoặc 18-9

Nó không phải là trăng máu đẹp đẽ, mà chỉ một góc nhỏ của Mặt trăng sẽ bị bóng tối bủa vây trong lần nguyệt thực này.

Tuy nhiên, các khu vực có thể quan sát hiện tượng này khá rộng, bao gồm châu Âu, phần lớn châu Á, châu Phi, châu Mỹ, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Cực và Bắc Cực.

4. Nhật thực hình khuyên 2-10

Dải trung tâm của lần nhật thực này chủ yếu đi qua đại dương, chỉ quét qua một chút ở phần cực Nam của lục địa Nam Mỹ.

Vì vậy, khu vực ít nhất quan sát được nhật thực bán phần bao gồm phía Nam Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Nam Cực.

Trong năm nay, sẽ có bốn lần Mặt trăng, Mặt trời biến hình
Một lần nhật thực hình khuyên - (Ảnh: NASA).

Việt Nam không thể quan sát được bất cứ lần nào trong 4 lần Mặt trăng, Mặt trời biến hình trong năm 2024. Bạn sẽ phải chờ đến ngày 8-9-2025. Đó là một đêm trăng máu toàn vẹn, tuyệt đẹp.

Trong khi đó, để chiêm ngưỡng nhật thực bạn cần đợi đến năm 2027, với nhật thực một phần rơi vào ngày 2-8-2027.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện đại dương bí mật bên trong Mặt trăng nhỏ nhất của sao Thổ

Phát hiện đại dương bí mật bên trong Mặt trăng nhỏ nhất của sao Thổ

Một trong những Mặt trăng của Sao Thổ, có hình dáng tương tự như " ngôi sao tử thần" trong phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) do bề ngoài có nhiều miệng hố, ẩn chứa một đại dương bên dưới.

Đăng ngày: 11/02/2024
Top ba loại hành tinh quái dị nhất có thể có sự sống

Top ba loại hành tinh quái dị nhất có thể có sự sống

Gần đây, các nghiên cứu về hành tinh ngoài Hệ Mặt trời đã cho thấy rằng có khả năng tồn tại sự sống trên một số hành tinh ngoài Trái đất, dù điều kiện và môi trường có thể khác biệt đáng kể.

Đăng ngày: 09/02/2024
Lý do con người luôn tìm cách thám hiểm Mặt trăng

Lý do con người luôn tìm cách thám hiểm Mặt trăng

Mặt trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, đã luôn thu hút sự quan tâm và khám phá của con người từ thời xa xưa cho đến ngày nay.

Đăng ngày: 07/02/2024
Năm 2024, từ Việt Nam có thể chiêm ngưỡng 9 lần mưa sao băng

Năm 2024, từ Việt Nam có thể chiêm ngưỡng 9 lần mưa sao băng

Dự kiến, trận mưa sao băng lớn nhất sẽ đến từ một vật thể không gian bí ẩn và còn già hơn cả Trái đất: 3200 Phaethon.

Đăng ngày: 07/02/2024
Tìm thấy

Tìm thấy "hạt giống của sự sống" trên mẫu vật tiểu hành tinh Ryugu

Vào năm 2020, tàu vũ trụ Hayabusa 2 của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã thành công trong việc lấy mẫu từ tiểu hành tinh Ryugu và đưa vật liệu này trở về Trái Đất.

Đăng ngày: 07/02/2024
Các nhà khoa học phát hiện tinh thể xoắn sử dụng “giả trọng lực” để bẻ cong ánh sáng giống như lỗ đen

Các nhà khoa học phát hiện tinh thể xoắn sử dụng “giả trọng lực” để bẻ cong ánh sáng giống như lỗ đen

Tinh thể quang tử là các cấu trúc nano quang học có ảnh hưởng đến sự lan truyền của các hạt photon trong nó tương tự như cách mà các tinh thể bán dẫn tác động lên chuyển động của electron.

Đăng ngày: 06/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News