Trung Quốc phát hiện dấu vết sông băng 2 triệu năm tuổi
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện khu vực từng bị bao phủ bởi một dòng sông băng có độ tuổi khoảng 2 đến 3 triệu năm trước và biến mất cách đây khoảng 20.000 năm, trên một dãy núi miền Đông Bắc tỉnh Cam Túc.
Khu vực được phát hiện có độ cao trung bình 3.500 mét so với mực nước biển. Tại đây có những thung lũng, đỉnh núi dốc đứng, những vết nứt khổng lồ. Đây là những đặc điểm chỉ có thể hình thành trong thời kỳ băng hà.
Khu vực sông băng trong kỷ băng hà tại Cam Túc, Trung Quốc
Trong quá trình khảo sát, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc địa chất và quá trình biến đổi môi trường tại đây. Những nghiên cứu đã cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng về thời kỳ băng hà thứ tư cũng như sự thay đổi về địa lý và khí hậu khu vực phía Tây Trung Quốc.
Những dấu hiệu xói mòn do sông băng gây ra được thể hiện ở hình thái địa hình. Dấu vết đất đá bị trôi theo dòng sông băng theo chiều từ trên xuống còn thể hiện khá rõ nét.
Địa hình điển hình của các khu vực từng bị băng bao phủ trong thời kỳ băng hà
Thời kỳ băng hà lớn nhất là kỷ Pleitoxen cách đây 10.000 năm đến 1,6 triệu năm . Trong thời kỳ này, các khối băng ở Bắc bán cầu tiếp tục mở rộng và trải dài xuống gần khu vực xích đạo.
Trung Quốc có 59.406 km2 từng bị bao phủ bởi các sông băng trong thời kỳ băng hà, chiếm 14,5% tổng diện tích sông băng toàn thế giới thời kỳ bấy giờ. Chỉ tính riêng khu vực Tây Tạng đã từng có 28.645 km2 diện tích từng bị băng tuyết bao phủ ở kỷ băng hà.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, lớp băng tại 2 cực của Trái Đất đã biến mất khoảng 5,5% trong vòng 40 năm qua, tương đương 3.248 km2.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.
