Trung Quốc chế tạo tàu thám hiểm lặn sâu 10.000m
Tàu lặn có người lái mới được lắp ráp bởi Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc, sẽ khám phá điểm sâu nhất của đại dương thế giới trong năm nay.
Thiết bị được lắp ráp từ tháng 3 và dự kiến có chuyến đi thử nghiệm đầu tiên vào tháng tới. Con tàu có khả năng lặn sâu 10.000 m, với mục tiêu đưa các nhà khoa học ghé thăm vực thẳm Challenger ở Thái Bình Dương, phần phía nam của rãnh Mariana.
Tàu thám hiểm biển sâu mới của Trung Quốc sắp được đưa vào thử nghiệm. (Ảnh: CGTN).
Theo Giám đốc thiết kế Ye Cong, để lặn xuống điểm sâu nhất của Trái Đất, con tàu sẽ phải chịu áp suất lên tới 1.100 atmosphere, tương đương 10.000 tấn lực trên một mét vuông diện tích. Điều này đặt ra những thách thức lớn về thiết kế và vật liệu chế tạo tàu lặn.
Các nhà nghiên cứu cho biết đã loại bỏ thiết kế cánh hoa ban đầu để xây dựng vỏ hình cầu, giúp giảm số lượng mối hàn và cải thiện đáng kể độ ổn định. Con tàu cũng được bổ sung vật liệu nổi để cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong quá trình lặn.
"Dự án này sẽ chứng minh sự tiến bộ về công nghệ, cũng như khả năng phát hiện và nghiên cứu đại dương của Trung Quốc", Ye nhấn mạnh.
Tàu ngầm mới không phải là thiết bị thám hiểm biển sâu có người lái đầu tiên của Trung Quốc. Vào tháng 6/2012, tàu lặn Jiaolong của nước này đã lập kỷ lục thế giới khi đạt độ sâu 7.062 m bên dưới mực nước biển. Con tàu thứ hai mang tên Shenhai Yongshi, cũng được đóng bởi Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc, cho khả năng lặn sâu 4.500 m.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
