Trung Quốc công bố phát hiện đột phá ở" Đại dương bão tố" của Mặt trăng

Một phân tích mới về vật liệu mà tàu Hằng Nga 5 của Trung Quốc thu thập được từ Mặt trăng đã xác nhận một suối nguồn sự sống mới, chảy từ nơi không thể ngờ: Mặt trời.

Theo Science Alert, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi các nhà địa hóa học Yuchen Xu và Heng-Ci Tian từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã tìm thấy các chất hóa học đặc biệt từ 17 mẫu cát mà sứ mệnh Hằng Nga-5 thu được ở vùng Oceanus Procellarum (tiếng Latin, có nghĩa là "Đại dương Bão tố") của Mặt trăng.

Tất cả những vật liệu này khác với các mẫu ở vĩ độ thấp mà các tàu vũ trụ khác của Mỹ và Nga như Apollo và Luna thu được. Mẫu của Hằng Nga-5 từ vĩ độ trung bình, lấy từ đá bazan núi lửa trẻ nhất của Mặt trăng.


Một lần nhật thực - (Ảnh: SCIENCE).

Sử dụng quang phổ Raman và quang phổ tia X phân tán năng lượng, họ đã nghiên cứu thành phần hóa học của các hạt này và phát hiện tỉ lệ hydro rất cao, cũng như tỉ lệ đồng vị deuterium/hydro rất thấp. Các tỉ lệ này phù hợp với những gì được tìm thấy trong gió Mặt trời.

Điều này chỉ ra nước trên Mặt trăng, ngoài những gì có nguồn gốc từ vật liệu Trái đất sơ khai trước khi hai thiên thể phân tách hay từ các tiểu hành tinh và sao chổi đã va chạm, còn được góp phần bởi Mặt trời.

Nó là kết quả của sự bắn phá các ion hydro từ gió Mặt trời, đâm sầm vào bề mặt Mặt trăng, tương tác với các oxit và khoáng chất, liên kết với oxy bị đánh bật ra bởi tác động. Kết quả là "Đại dương Bão tố" ở vĩ độ trung bình này cực kỳ giàu khoáng chất ngậm nước dạng regolith.

Một mô phỏng trong phòng thí nghiệm về quá trình này đã chứng minh những tác động cổ đại cũng như xác định được rằng Mặt trăng hoàn toàn có khả năng lưu giữ nguồn nước quý giá đó.

Nguồn nước này là báu vật vô giá cho các cơ quan vũ trụ khắp thế giới, bởi sẽ cung cấp nguồn sống và nhiên liệu cho các sứ mệnh tương lai, bao gồm các căn cứ Mặt trăng mà nhiều cơ quan vũ trụ đã lên kế hoạch.

Phát hiện cũng góp phần cho thấy thêm một cách mà "chiếc nôi sự sống" - nước - đến được với các thiên thể trong vũ trụ. Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng vệ tinh giàu nước của Trái đất có thể đã từng sinh ra sự sống, nhưng bị tuyệt chủng.

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ chụp hình ảnh lạ ở nơi NASA tin là có sự sống

Tàu vũ trụ chụp hình ảnh lạ ở nơi NASA tin là có sự sống

Thế giới mà một tàu săn sự sống của NASA sẽ hướng đến trong năm 2024 tiếp tục để lộ điều hấp dẫn.

Đăng ngày: 23/02/2025
Phát hiện thế giới khác đầy

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất

Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Đăng ngày: 23/02/2025
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Đăng ngày: 21/02/2025
Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"

Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News