Trung Quốc đứng đầu thế giới về diện tích rừng nhân tạo
Trung Quốc đang có 87,6 triệu ha rừng nhân tạo, đồng thời đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ và phục hồi sinh thái.
Trung Quốc đã liên tục cải thiện chất lượng hệ sinh thái với đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng diện tích xanh toàn cầu, đạt được những thành tựu nổi bật trong việc kiểm soát sa mạc hóa và xây dựng công viên quốc gia, theo Cơ quan Đồng cỏ và Lâm nghiệp Quốc gia Trung Quốc (NFGA). NFGA công bố hàng loạt kết quả bảo vệ sinh thái nhân ngày 15/8, Ngày Sinh thái Quốc gia đầu tiên của nước này.
Vùng đất ngập nước trong Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia dãy núi Altun ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc hôm 1/7. (Ảnh: Xinhua).
Trong thập kỷ qua, các nỗ lực bảo vệ và phục hồi sinh thái được tăng cường. Diện tích rừng liên tục tăng, tỷ lệ che phủ rừng quốc gia tăng từ 21,63% lên 24,02%. Trung Quốc đã bảo tồn 87,6 triệu ha rừng nhân tạo, đứng thứ nhất thế giới, theo NFGA.
Nước này cũng đóng góp khoảng 1/4 mức tăng diện tích xanh toàn cầu, dẫn đầu thế giới. Diện tích đồng cỏ đạt hơn 264,5 triệu ha, lớn nhất thế giới, với độ che phủ thực vật tổng thể là 50,32%. Các vùng đất ngập nước có diện tích hơn 56,3 triệu ha, đứng thứ 4 thế giới. Nhờ triển khai các dự án sinh thái quan trọng, ví dụ dự án trồng rừng TSFP, Trung Quốc cũng đạt được diện tích kiểm soát sa mạc hóa hơn 20 triệu ha, diện tích đất cát và đất sa mạc hóa đều giảm.
Trung Quốc đang xây dựng hệ thống công viên quốc gia lớn nhất thế giới xét theo diện tích được bảo vệ, gồm 49 địa điểm tiềm năng với tổng diện tích hơn 1 triệu km2, chiếm khoảng 10% diện tích đất của Trung Quốc. Đây sẽ là nơi sinh sống của hơn 5.000 loài động vật có xương sống trên cạn và hơn 29.000 loài thực vật. Hiện tại, 5 công viên quốc gia đầu tiên trong hệ thống đã đạt được những kết quả tích cực.
Trung Quốc cũng bảo vệ hệ sinh thái bằng cách đưa ra nhiều quy định về rừng, đồng cỏ, vùng đất ngập nước, sa mạc và những khu vực khác. Nhờ đó, tỷ lệ thiệt hại do cháy rừng thấp hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu, theo NFGA.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO
El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
