Trung Quốc hé lộ kế hoạch đưa người lên Mặt trăng năm 2030

Trong nhiệm vụ mới, tàu quỹ đạo và trạm đổ bộ sẽ được phóng lên không gian, phối hợp với nhau để đưa phi hành gia đáp xuống Mặt trăng.

Zhang Hailian, phó kỹ sư trưởng của Cơ quan Vũ trụ có Phi hành đoàn Trung Quốc (CMSA), hé lộ những chi tiết mới về kế hoạch đưa người lên Mặt trăng tại một hội nghị thượng đỉnh hàng không vũ trụ ở thành phố Vũ Hán hôm 12/7.

Trung Quốc hé lộ kế hoạch đưa người lên Mặt trăng năm 2030
Minh họa các phi hành gia cắm cờ Trung Quốc trên Mặt trăng. (Ảnh: 3DSculptori/Stock/Getty).

Nhiệm vụ, dự kiến diễn ra trước khi năm 2030 kết thúc, là một phần của dự án lớn nhằm thiết lập trạm nghiên cứu trên Mặt trăng. Zhang cho biết, nhiệm vụ sẽ tìm hiểu cách tốt nhất để xây dựng trạm, thám hiểm Mặt trăng và thực hiện nhiều thí nghiệm khác.

Trong nhiệm vụ, hai vụ phóng tên lửa sẽ đưa trạm đổ bộ và tàu vũ trụ có người lái lên quỹ đạo Mặt trăng. Bộ đôi này sẽ ghép nối với nhau, sau đó các phi hành gia Trung Quốc trên tàu bước sang trạm đổ bộ - phương tiện được sử dụng để đáp xuống bề mặt Mặt trăng. Trên Mặt trăng, các phi hành gia sẽ thu thập mẫu vật và thám hiểm khoa học. Tiếp theo, họ rời đi bằng trạm đổ bộ, gặp lại tàu vũ trụ trên quỹ đạo và sử dụng con tàu này để trở về Trái đất.

Để chuẩn bị cho nhiệm vụ, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang nỗ lực phát triển mọi thiết bị cần thiết bao gồm bộ đồ vũ trụ, xe thám hiểm có người lái, tàu chở người và trạm đổ bộ. Hiện chưa rõ số lượng phi hành gia dự kiến được đưa lên Mặt trăng.

Nhiệm vụ đưa người lên Mặt trăng là bước tiến mới nhất trong nỗ lực phát triển chương trình không gian của Trung Quốc. Dù chậm chân trong cuộc chạy đua vũ trụ - đến năm 1970, Trung Quốc mới đưa vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo, khi Mỹ đã đưa phi hành gia lên Mặt trăng - nước này đang phát triển rất nhanh.

Năm 2013, Trung Quốc đưa robot đáp xuống Mặt trăng, trở thành quốc gia thứ ba đạt thành tựu này. Năm 2019, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa một phương tiện vũ trụ hạ cánh ở phía xa Mặt trăng. Đến năm 2020, nước này tiếp tục gặt hái thành công khi trở thành nước thứ ba thu thập mẫu vật Mặt trăng.

Trung Quốc cũng dành vài năm qua để xây trạm vũ trụ của riêng mình mang tên Thiên Cung. Cấu trúc chính hình chữ T của trạm hoàn thành vào tháng 11 năm ngoái. Khi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) "nghỉ hưu", dự kiến vào năm 2030, Thiên Cung có thể trở thành trạm vũ trụ duy nhất hoạt động trên quỹ đạo Trái đất. Trung Quốc cũng mong muốn mở cửa trạm vũ trụ để hợp tác quốc tế, sẵn sàng thực hiện thí nghiệm từ các quốc gia khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắt được sóng vô tuyến khó hiểu từ “hành tinh của hư không”

Bắt được sóng vô tuyến khó hiểu từ “hành tinh của hư không”

Các nhà khoa học vừa phát hiện sóng vô tuyến lẽ ra không thể tồn tại từ một vật thể nửa giống sao, nửa giống hành tinh, ra đời từ đám mây phân tử giữa các vì sao.

Đăng ngày: 14/07/2023
NASA công bố hình ảnh mới về vũ trụ chụp bằng kính viễn vọng James Webb

NASA công bố hình ảnh mới về vũ trụ chụp bằng kính viễn vọng James Webb

Theo NASA, hình ảnh trên cho thấy vùng hình thành sao nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất trong tổ hợp đám mây Rho Ophiuchi với khoảng cách gần 390 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 14/07/2023
Hôm nay, Ấn Độ sẽ phóng trạm đổ bộ Mặt trăng

Hôm nay, Ấn Độ sẽ phóng trạm đổ bộ Mặt trăng

Nhiệm vụ Chandrayaan 3 đã xử lý xong những rào cản lớn trước lịch phóng dự kiến vào chiều 14/7, theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO).

Đăng ngày: 14/07/2023
Vệ tinh Starlink rò rỉ bức xạ ảnh hưởng các đài thiên văn

Vệ tinh Starlink rò rỉ bức xạ ảnh hưởng các đài thiên văn

Theo nghiên cứu mới, các thiết bị điện tử trên vệ tinh Starlink của SpaceX đang 'rò rỉ' các bức xạ tần số thấp, có thể ảnh hưởng đến thiên văn học.

Đăng ngày: 13/07/2023
Sự thật “chết chóc” về tín hiệu vô tuyến lạ truyền đến Trái đất

Sự thật “chết chóc” về tín hiệu vô tuyến lạ truyền đến Trái đất

Một nhóm các nhà vật lý thiên văn Trung Quốc đã đưa ra kịch bản " tử thần" về nguồn phát ra các chớp sóng vô tuyến kỳ lạ, liên tục quấy nhiễu các đài quan sát trên khắp địa cầu nhiều năm qua.

Đăng ngày: 12/07/2023
Phát hiện hành tinh phản chiếu như tấm gương

Phát hiện hành tinh phản chiếu như tấm gương

Giới thiên văn học ngày 10/7 thông báo đã tìm thấy một thế giới nóng như thiêu đốt là hành tinh phản chiếu mạnh nhất từng được quan sát bên ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 11/07/2023
Phát hiện những vật thể lạ ở trung tâm Dải Ngân hà

Phát hiện những vật thể lạ ở trung tâm Dải Ngân hà

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy 6 vật thể xoay quanh siêu hố đen Sagittarius A* ở trung tâm Dải Ngân hà, với bề ngoài và đặc điểm không hề giống với bất kỳ thứ gì trước đó.

Đăng ngày: 11/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News