Trung Quốc hoàn thành tấm vách đầu tiên của siêu "Mặt trời nhân tạo"
Trung Quốc đã sản xuất xong một thành phần cốt lõi của Lò phản ứng Thí nghiệm Nhiệt hạch Quốc tế (ITER), "Mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới.
Quá trình sản xuất nguyên mẫu kích thước đầy đủ của tấm vách đầu tiên tăng cường dòng nhiệt (EHE FW) cho dự án ITER đã hoàn thành với các chỉ số tốt hơn đáng kể so với yêu cầu thiết kế và đáp ứng điều kiện để sản xuất hàng loạt, đánh dấu bước đột phá mới của Trung Quốc trong nghiên cứu khoa học về công nghệ cốt lõi EHE FW, Xinhua hôm 22/11 đưa tin.
Tấm vách đầu tiên tăng cường dòng nhiệt sẽ tiếp xúc trực tiếp với plasma nóng tới 100 triệu độ C, nên được coi là một trong những thành phần quan trọng nhất của lò phản ứng. Nguyên mẫu kích thước đầy đủ của EHE FW - dài 1,5 m và rộng 1 m - được phát triển bởi Viện Vật lý Tây Nam thuộc Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc.
Cận cảnh nguyên mẫu EHE FW. (Ảnh: China Sciene)
Lò phản ứng Thí nghiệm Nhiệt hạch Quốc tế được ví như "Mặt trời nhân tạo" vì nó tạo ra năng lượng sạch không carbon theo cách tương tự Mặt trời phát ra ánh sáng và nhiệt thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân hay nhiệt hạch. Phản ứng này thu được thông qua hỗn hợp hai đồng vị hydro nung nóng đến nhiệt độ khoảng 150 triệu độ C, nóng hơn khoảng 10 lần so với lõi Mặt trời.
"Chúng tôi có một cỗ máy ở trung tâm lò phản ứng, nói một cách rất đơn giản là phiên bản thu nhỏ của Mặt trời. Nó tạo ra năng lượng và chúng tôi sẽ sử dụng năng lượng đó để sản xuất điện", Robert Arnoux, phát ngôn viên của ITER, nói với AFP.
ITER là một trong những dự án nghiên cứu khoa học quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới, do 7 thành viên Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Mỹ đồng tài trợ và điều hành.
Trung Quốc ký thỏa thuận về việc khởi động dự án ITER với 6 bên còn lại vào năm 2006 và đã chịu trách nhiệm về khoảng 9% công việc trong thí nghiệm tổng hợp hạt nhân này. Theo Global Times, công nghệ sản xuất EHE FW của họ đã trở thành công nghệ đầu tiên đạt chứng nhận quốc tế.

10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?
Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,... của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào.

Bí mật ít biết bên trong hầm mộ 200 tuổi của Hoàng gia Anh
Ngày 19/9 vừa qua, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia, đoàn tụ với Hoàng thân Philip, sau đó quan tài cả hai sẽ được chuyển đến an táng cạnh người thân.

Fehmarnbelt - Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới
Đan Mạch và Đức sẽ sớm được nối với nhau bằng một đường hầm dưới nước dài 18km. Dự án dự kiến được hoàn thành năm 2029.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km
Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.
