Trung Quốc muốn xây hầm 1.000km dẫn nước từ Tây Tạng về Tân Cương

Các kỹ sư Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ có thể sử dụng để xây dựng đường hầm dài 1.000km nhằm đưa nước từ Tây Tạng đến Tân Cương.

Nếu được xây dựng, đây sẽ là đường hầm dài nhất thế giới.

South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia liên quan đến dự án cho biết kế hoạch này sẽ "biến Tân Cương thành Tây Tạng". Nước sẽ được đưa xuống từ cao nguyên cao nhất thế giới.

Hồi tháng 8, chính quyền Trung Quốc cũng vừa bắt đầu xây dựng một đường hầm ở miền Trung tỉnh Vân Nam. Đường hầm này, dự kiến dài hơn 600km, sẽ gồm 60 điểm cắt, mỗi điểm đủ rộng để 2 chuyến tàu cao tốc đi qua. Đường hầm sẽ chạy qua những ngọn núi cao vài nghìn mét so với mực nước biển nằm trên một khu vực địa chất không ổn định.

Trung Quốc muốn xây hầm 1.000km dẫn nước từ Tây Tạng về Tân Cương
Sa mạc Taklimakan ở Tân Cương. (Ảnh: AFP).

Các nhà nghiên cứu nói rằng đường hầm Vân Nam sẽ là "phép thử" cho công nghệ và thiết bị của đường hầm Tây Tạng - Tân Cương. Đường hầm sẽ làm đổi hướng dòng chảy của sông Yarlung Tsangpo ở phía nam Tây Tạng và mang nước về sa mạc Taklimakan ở Tân Cương.

Cao nguyên Tây Tạng đã ngăn cản gió mùa từ Ấn Độ Dương đến được Tân Cương. Khu vực này bị chắn bởi sa mạc Gobi ở phía bắc cùng sa mạc Taklimakan ở phía nam và khiến 90% diện tích của Tân Cương trở thành bất lợi cho việc sinh sống của con người.

Thế nhưng, sa mạc Taklimakan lại nằm ngay dưới chân cao nguyên Tây Tạng, nơi được coi là tháp nước của châu Á.

Nơi đây cung cấp một lượng nước tương đương 400 tỷ tấn mỗi năm, đủ để làm đầy hồ Erie ở Mỹ. Nó là nguồn cung nước của nhiều con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, Mekong và sông Hằng.

Trung Quốc muốn xây hầm 1.000km dẫn nước từ Tây Tạng về Tân Cương
Thung lũng sông Yarlung Tsangpo. (Ảnh: Alamy Stock).

Ý định đưa nước từ Tây Tạng về Tân Cương đã có từ thời nhà Thanh vào thế kỷ 19. Trong vài thập niên qua, các nhánh của chính phủ Trung Quốc, bao gồm Bộ Tài nguyên Nước, đã đề xuất nhiều kế hoạch như xây dựng đập, máy bơm và đường hầm.

Dù vậy, chi phí khổng lồ, những khó khăn về kỹ thuật, nguy cơ tác động môi trường và việc các quốc gia láng giềng phản đối đã khiến những kế hoạch chưa bao giờ thành hiện thực.

Zhang Chuanqing, một chuyên gia tại Viện Cơ học Đất Đá thuộc Học viện Khoa chọc Trung Quốc ở Vũ Hán, nói rằng Trung Quốc đang cố gắng trong im lặng để từng bước triển khai kế hoạch này.

"Dự án dẫn nước ở miền Trung của Vân Nam là một dự án thí điểm", Zhang cho biết. Ông là người có vai trò quan trọng trong nhiều dự án đường hầm dẫn nước ở Trung Quốc, bao gồm dự án ở Vân Nam.

"Nó chứng tỏ chúng tôi có khối óc, bàn tay và công cụ để xây dựng những đường hầm siêu dài ở những địa hình nguy hiểm và không để chi phí vượt trần".

"Với nước về từ Tây Tạng, Tân Cương sẽ bùng nổ như California", ông Zhang nói.

Trung Quốc muốn xây hầm 1.000km dẫn nước từ Tây Tạng về Tân Cương
Một đoàn tàu chạy ngang dãy núi Thiên Sơn ở ngoài rìa sa mạc Taklimakan ở Tân Cương. (Ảnh: AFP).

Việc xây dựng được hầm ở cao nguyên Vân Nam - Quý Châu, cao nguyên cao thứ 2 Trung Quốc, sẽ giúp các lãnh đạo Trung Quốc tự tin hơn về đường hầm Tây Tạng - Tân Cương.

Chi phí xây dựng đường hầm Vân Nam sẽ vào khoảng 11,7 tỷ USD và thời gian khoảng 8 năm.

Wang Wei, một nhà nghiên cứu tham gia vào quá trình phác thảo dự án Tây Tạng - Tây Cương, nói rằng hơn 100 nhà nghiên cứu đã tham gia vào các nhóm khác nhau để nghiên cứu trên khắp nước. Phác thảo dự án này được trình lên chính phủ vào tháng 3 vừa qua.

Đường hầm dài nhất Trung Quốc là hầm Dahuofang, 85km, được xây dựng từ 8 năm trước ở tỉnh Liêu Ninh. Trong khi đó, đường hầm dài nhất thế giới là đường dẫn nước dài 137km chạy bên dưới thành phố New York.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trang trại container thử nghiệm tại Nam Cực trước khi lên... sao Hỏa

Trang trại container thử nghiệm tại Nam Cực trước khi lên... sao Hỏa

Kể từ tháng 1/2018, các nhà nghiên cứu tại viện Neumayer III (Đức), sẽ bắt đầu trồng cà chua, xà lách, thảo mộc, ớt, dưa chuột, củ cải, thậm chí là dâu tây bên trong các container cách nhiệt tại đây.

Đăng ngày: 27/10/2017
Trung Quốc xây cầu vòm thép dài nhất thế giới

Trung Quốc xây cầu vòm thép dài nhất thế giới

Cầu vòm thép bắc ngang sông Trường Giang với chiều dài hơn 11km sẽ lập kỷ lục dài nhất thế giới khi hoàn thành.

Đăng ngày: 26/10/2017
Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble

Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Đăng ngày: 24/10/2017
Nhà máy đầu tiên trên thế giới biến khí CO2 thành đá

Nhà máy đầu tiên trên thế giới biến khí CO2 thành đá

Một nhóm nhà khoa học quốc tế tìm cách biến CO2 thu được thành khoáng chất cứng trong vài năm qua.

Đăng ngày: 17/10/2017
Kính thiên văn

Kính thiên văn "săn" người ngoài hành tinh hư hại sau bão

Theo tờ Space, kính thiên văn vô tuyến đang vận hành lớn nhất thế giới sau khi vật lộn chống chọi với siêu bão Maria đã chịu thiệt hại nghiêm trọng.

Đăng ngày: 29/09/2017
Khám phá hầm tránh bom hạt nhân siêu hạng của Mỹ

Khám phá hầm tránh bom hạt nhân siêu hạng của Mỹ

Năm 1959, Mỹ bí mật cho khởi công xây dựng một boongke tránh bom hạt nhân nằm sâu trong lòng đất tại thành phố White Sulphur Springs, bang tây Virginia.

Đăng ngày: 28/09/2017
Công viên năng lượng Mặt Trời lớn nhất Costa Rica đi vào hoạt động

Công viên năng lượng Mặt Trời lớn nhất Costa Rica đi vào hoạt động

Đây là dự án đầu tiên được thực hiện ở khu vực Mỹ Latinh thông qua cơ chế tín dụng giữa Nhật Bản và Costa Rica.

Đăng ngày: 28/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News