Trung Quốc nghiên cứu chip não đột phá, Mỹ phải dè chừng
Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) thành lập một trung tâm nghiên cứu về giao diện não - máy tính (BCI), cho phép con người điều khiển các thiết bị bên ngoài bằng tâm trí.
Trung tâm nghiên cứu Neuromodulation và BCI với quy mô 56 triệu USD tại Đại học Phúc Đán được kỳ vọng sẽ phát huy tiềm năng mang tính cách mạng của công nghệ BCI trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe, như phục hồi thị lực cho người mù và khả năng vận động cho bệnh nhân bị liệt.
Trung tâm được thành lập trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghệ đột phá trong cuộc đua giành vị thế thống trị với Mỹ, quốc gia dẫn đầu nhiều năm về nghiên cứu BCI.
Theo tờ The South China Morning Post, trung tâm nghiên cứu mới này nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu bệnh não và ngành công nghiệp, đại diện cho sự tích hợp có hệ thống các nguồn lực liên quan khoa học não bộ của ĐH Phúc Đán và sẽ thúc đẩy ứng dụng lâm sàng cũng như công nghiệp hóa lĩnh vực này.
Một sản phẩm BCI ở Hội chợ Công nghệ Quốc tế Trung Quốc tổ chức tại TP Thượng Hải vào năm 2021. (Ảnh: VCG).
Tháng 12-2021, chính quyền TP Thượng Hải đã nêu rõ thiết bị phục hồi chức năng và tập luyện với công nghệ BCI là trọng tâm phát triển thiết bị y tế cao cấp theo kế hoạch 5 năm mới nhất của địa phương này.
BCI là một trong những ngành công nghiệp tương lai được Trung Quốc đặc biệt thúc đẩy, coi là "lực lượng sản xuất chất lượng mới" - một khái niệm về phát triển sáng tạo, công nghệ cao được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra.
Một tài liệu chính thức hướng dẫn về phát triển các ngành công nghiệp mới nổi và tương lai đã nhấn mạnh đến việc công nghiệp hóa các công nghệ BCI. Tài liệu cho biết Trung Quốc khuyến khích "những đột phá trong các công nghệ và thiết bị quan trọng như công nghệ kết hợp não - máy tính và chip giống não".
Tháng trước, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc hoàn tất việc lấy ý kiến của người dân về kế hoạch thành lập một ủy ban để xây dựng các tiêu chuẩn sử dụng công nghệ BCI, chẳng hạn thu thập thông tin não, xử lý trước, mã hóa và giải mã, truyền dữ liệu và trực quan hóa dữ liệu.

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”
Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!
Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.
