Trung Quốc - Pháp tiết lộ kế hoạch săn quái vật vũ trụ mới ra đời

Một đài quan sát không gian ra đời dưới sự hợp tác của hai quốc gia sẽ có nhiệm vụ nắm bắt các vụ bùng nổ tia gamma, một trong những sự kiện bí ẩn và mạnh mẽ nhất vũ trụ.

Theo tờ Space, Trung tâm Vũ trụ quốc gia Pháp (CNES) và Cơ quan Quản lý vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) sẽ hợp tác đưa lên không trung một đài quan sát không gian mới mang tên SVOM (máy theo dõi các vật thể biến đổi thiên văn đa băng tần).


Ảnh đồ họa mô tả "chân dung" chiến binh quan sát không gian mới của Trung Quốc - Pháp - (Ảnh: CAS).

SVOM sẽ phóng tầm mắt vào vùng không gian rộng lớn xung quanh chúng ta để ghi nhận các vụ nổ vũ trụ tồn tại trong thời gian ngắn và cực kỳ dữ dội, với bức xạ gamma và tia X phóng ra khắp không gian.

Các vụ bùng nổ tia gamma vẫn còn nhuốm màu bí ẩn nhưng giả thuyết khả dĩ nhất được các nhà khoa học đưa ra đó ra sự ra đời của một lỗ đen khối lượng sao.

Những ngôi sao như Mặt trời của chúng ta khi cạn năng lượng sẽ trải qua quá trình tạm bùng lên thành sao khổng lồ đỏ rồi sụp đổ thành sao lùn trắng. Thế nhưng những ngôi sao khổng lồ, to lớn hơn có khi đến hàng chục lần, có thể hóa thành lỗ đen trong cú sụp đổ cuối cùng kèm theo sự giải phóng năng lượng cực mạnh.

Để tìm hiểu các sự kiện này, SVOM mang theo rất nhiều thiết bị tối tân. Trung Quốc trang bị cho nó máy theo dõi vụ nổ tia gamma GRMkính thiên văn VT có nhiệm vụ tìm kiếm ánh sáng khả kiến của các vụ nổ. Trong khi đó, Pháp trang bị cho đài quan sát này hai kính thiên văn là ECLAIRs và MXT, trong đó MXT chuyên nắm bắt các tín hiệu dưới dạng tia X.

Đài quan sát này nặng tổng cộng 1 tấn, sẽ hoạt động như một vệ tinh trên quỹ đạo của Trái Đất sau khi được phóng bằng tên lửa Trường Chinh 2C của Trung Quốc, dự kiến vào tháng 12 năm nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News