Trung Quốc phát hiện loài bò sát có đuôi dài nhất từ trước đến nay
Trong thế giới của các loài bò sát, kích thước của đuôi rất quan trọng. Một số loài sử dụng đuôi dài để giữ thăng bằng, chẳng hạn như thằn lằn cỏ châu Á. Trong khi đó, các loài bò sát biển sử dụng đuôi để đẩy và cơ động.
Đầu tháng 5, các nhà khoa học Trung Quốc thông báo đã phát hiện bộ xương hóa thạch hoàn chỉnh của một loài bò sát biển ở tỉnh Vân Nam, sống lang thang trên biển cổ đại khoảng 244 triệu năm trước trong Kỷ Tam Điệp (Trias).
Hóa thạch của loài Honghesaurus longicaudalis có đuôi dài nhất trong số các loài pachypleurosaurs từng được biết đến. (Ảnh: China Daily)
Sinh vật thời tiền sử được đặt tên là Honghesaurus Longicaudalis, sở hữu chiếc đuôi dài nhất trong số các loài Pachypleurosaurs từng được biết đến. Đây cũng là hồ sơ hóa thạch lâu đời nhất của Trung Quốc về họ bò sát này.
Pachypleurosaurs là một nhóm bò sát biển cỡ nhỏ đến trung bình, giống thằn lằn ở kỷ Trias. Hóa thạch dài 47,1cm, đuôi dài hơn một nửa chiều dài cơ thể là 25,4 cm. Đáng chú ý đuôi của loài bò sát được phát hiện có chứa 69 đốt sống, nhiều hơn so với bất kỳ loài Pachypleurosaur khác chỉ có không quá 58 đốt sống.
Hình ảnh loài bò sát thuộc nhóm Pachypleurosaurs. (Ảnh: Internet)
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học tin rằng thân dài kết hợp với một chiếc đuôi dài có thể mang lại cho loài bò sát khả năng cơ động trong nước, khiến nó trở thành một “vận động viên bơi lội xuất sắc”.
Năm 1854, các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch Pachypleurosaurus trên dãy Alps. Pachypleurosaurs được coi là thành viên của Superrorder Sauropterygia, bao gồm Plesiosaurs - một loài bò sát biển cổ thống trị vùng biển kỷ Jura, thường xuyên xuất hiện trong thần thoại và văn hóa đại chúng.
- Báu vật vô song ở Ai Cập: Được "nhào nặn" từ nhiều thế giới ngoài hành tinh
- Phát hiện chiếc thùng sắt chứa 4 tấn vàng: "Kho báu" mà Đức Quốc xã giấu nhẹm đi
- Phát hiện con mắt giả cổ nhất thế giới