Trung Quốc phát thải khí nhà kính nhiều hơn cả Mỹ và các nước phát triển cộng lại

Một thống kê mới nhất đã chỉ ra, Trung Quốc đang là quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới, thậm chí lượng phát thải đã tăng gấp 3 lần chỉ trong ba thập kỷ qua.

Báo cáo do tập đoàn tư vấn và nghiên cứu độc lập Rhodium Group có trụ sở tại New York, Mỹ cho biết, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Trung Quốc đã vượt quá mức phát thải của Mỹ và các nước phát triển cộng lại. Báo cáo cho biết thêm, lượng khí thải của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua.

Trung Quốc phát thải khí nhà kính nhiều hơn cả Mỹ và các nước phát triển cộng lại
Lượng khí thải của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua.

Trung Quốc hiện chịu trách nhiệm cho hơn 27% tổng lượng phát thải toàn cầu. Mỹ, quốc gia có lượng phát thải cao thứ hai thế giới, chiếm 11% tổng lượng phát thải toàn cầu. Trong khi đó, Ấn Độ chịu trách nhiệm cho 6,6% lượng phát thải, vượt xa 27 quốc gia trong EU, chiếm 6,4%.

Thông tin trên được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Tổng thống Joe Biden tổ chức vào tháng trước, trong đó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại cam kết đảm bảo mức khí thải của quốc gia đạt đỉnh vào năm 2030. Ông cũng lặp lại cam kết của Trung Quốc là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này và kêu gọi các nước cùng hợp tác để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu.

Ông Tập chia sẻ trong phát biểu ngắn gọn tại hội nghị thượng đỉnh: "Chúng ta phải cam kết với chủ nghĩa đa phương. Trung Quốc mong muốn hợp tác với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ để cùng thúc đẩy quản trị môi trường toàn cầu".

Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cho biết, nước này sẽ kiểm soát các dự án phát điện chạy bằng than và hạn chế mức tăng tiêu thụ than trong 5 năm tới. Tuy nhiên, các quan chức nước này cũng nhấn mạnh rằng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phần lớn vào điện than nên nó vẫn sẽ là một ưu tiên quan trọng.

Trung Quốc phát thải khí nhà kính nhiều hơn cả Mỹ và các nước phát triển cộng lại
Trung Quốc đang tăng cường xây dựng các nhà máy nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.

Hiện tại, quốc gia tỷ dân này vẫn đang tăng cường xây dựng các nhà máy nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước. Li Gao, tổng giám đốc Cục biến đổi khí hậu thuộc Bộ sinh thái Trung Quốc cho biết, than đá chiếm hơn một nửa sản lượng năng lượng nội địa của nước này trong năm ngoái.

Trong khi đó theo Rhodium, ​​lượng khí thải của nước này đã vượt qua 14 gigatons CO2 vào năm 2019, cao hơn gấp ba lần so với năm 1990 và tăng 25% trong thập kỷ qua. Lượng khí thải bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2019 cũng đạt 10,1 tấn, tăng gần gấp ba trong hai thập kỷ qua.

Theo ước tính của Rhodium, lượng khí thải ròng của Trung Quốc năm ngoái cũng tăng khoảng 1,7% ngay cả khi lượng khí thải từ hầu hết các nước khác đều giảm do tác động của đại dịch Covid-19.

Rhodium Group là một tổ chức tư vấn của Mỹ chuyên cung cấp các ước tính và dự báo phát thải toàn cầu thông qua ClimateDeck, cơ chế hợp tác với Breakthrough Energy, một sáng kiến ​​do Bill Gates sáng lập.

Cắt giảm lượng khí thải carbon là một trong số ít các lĩnh vực mà Mỹ và Trung Quốc có sự đồng thuận và đã bắt tay hợp tác.

Vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh, đặc phái viên về khí hậu của Mỹ là John Kerry đã đến Thượng Hải để gặp gỡ các quan chức về biến đổi khí hậu của Trung Quốc. Hai nước sau đó đã đi đến một tuyên bố chung, cam kết giải quyết khủng hoảng khí hậu một cách "nghiêm túc và khẩn cấp".

Tổng thống Biden đã tuyên bố sẽ giảm lượng khí thải của Mỹ từ 50% đến 52% vào năm 2030, tăng hơn gấp đôi so với cam kết trước đó của nước này theo thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015.

Mục tiêu của hiệp định Parislà giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng ở mức dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ này so với thời tiền công nghiệp. Tuy nhiên theo dự báo, mục tiêu này có thể sẽ sớm bị phá vỡ trong vài thập kỷ tới khi nhiệt độ toàn cầu được dự báo sẽ ấm lên 1,5 C trong vòng hai thập kỷ tới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sông băng

Sông băng "ngày tận thế" tan nhanh bất thường

Các nhà khoa học cảnh báo số phận của sông băng lớn nhất thế giới sẽ được định đoạt trong giai đoạn vài năm tới, có thể tạo ra ảnh hưởng ở quy mô toàn cầu.

Đăng ngày: 04/05/2021
Vẻ choáng ngợp của 5 ngọn núi

Vẻ choáng ngợp của 5 ngọn núi "nhuộm" màu cầu vồng đẹp nhất thế giới

Dù đường đi hiểm trở, gian nan nhưng những ngọn núi ở độ cao hàng nghìn mét này vẫn thu hút đông đảo du khách tới khám phá mỗi ngày bởi vẻ đẹp kỳ ảo, nhiều màu sắc rực rỡ.

Đăng ngày: 30/04/2021
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên toàn quốc và tại các điểm du lịch trên cả nước

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên toàn quốc và tại các điểm du lịch trên cả nước

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết trong dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 tại các điểm du lịch trên cả nước.

Đăng ngày: 28/04/2021
Dịch vụ biến tro cốt thành kim cương: Giải pháp mai táng “xanh”

Dịch vụ biến tro cốt thành kim cương: Giải pháp mai táng “xanh”

Nếu phân tích đến tận nguyên tử, thân thể con người bao gồm 4 nguyên tố: Oxy, hydro, nitơ và carbon. Với công nghệ ngày nay, chỉ cần có carbon là luyện được kim cương nhân tạo.

Đăng ngày: 28/04/2021
Bão cát

Bão cát "nuốt chửng" thị trấn ở Trung Quốc

Bão cát khiến tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc chìm trong một đám mây bụi. Cơn bão cũng làm tầm nhìn bị hạn chế, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông.

Đăng ngày: 28/04/2021
''Vùng đất chết'' Chernobyl nuôi hy vọng hồi sinh sau thảm họa hạt nhân kinh hoàng 35 năm trước

''Vùng đất chết'' Chernobyl nuôi hy vọng hồi sinh sau thảm họa hạt nhân kinh hoàng 35 năm trước

Khu vực cách ly Chernobyl (CEZ) tại Ukraine là bài học không bao giờ cũ dành cho toàn thế giới.

Đăng ngày: 26/04/2021
High Hopes và dự án chắt lọc, trích xuất khí CO2 với

High Hopes và dự án chắt lọc, trích xuất khí CO2 với "bong bóng nén khí"

High Hopes - một công ty khởi nghiệp của Đức-Israel đã chọn Ngày Trái đất để thông báo bắt đầu thực hiện một kế hoạch khá táo bạo: " thu giữ" carbon bằng bong bóng

Đăng ngày: 26/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News