Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ tái sử dụng

Tên lửa Trường Chinh 2F đưa tàu vũ trụ tái sử dụng lên quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi hôm 4/9.

Nhà chức trách Trung Quốc không tiết lộ thời gian phóng chính xác hay những công nghệ mà tàu vũ trụ sẽ thử nghiệm. Sau một thời gian hoạt động trên quỹ đạo, con tàu sẽ quay trở lại bãi đáp ở Trung Quốc. Tàu vũ trụ sẽ thử nghiệm "công nghệ tái sử dụng trong lúc bay nhằm hỗ trợ sử dụng không gian một cách hòa bình", theo Xinhua.

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ tái sử dụng
Tên lửa Trường Chinh 2F cất cánh trong nhiệm vụ Thần Châu 11 vào ngày 17/10/2016. (Ảnh: Space).

Thông báo phong tỏa không phận hôm 3/9 hé lộ vụ phóng tàu sắp diễn ra. Chưa có hình ảnh nào về tàu vũ trụ hoặc vụ phóng được công bố. An ninh quanh bãi phóng cũng được thắt chặt nhằm ngăn chặn người qua đường chia sẻ ảnh chụp trên mạng xã hội.

Trong các báo cáo trước đây, Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo phương tiện bay từ Trái Đất lên quỹ đạo có thể cất hạ cánh thẳng đứng như máy bay. Năm 2017, Tập đoàn Công nghệ Khoa học Trung Quốc cho biết họ đã hoàn thành một số thử nghiệm trên mặt đất đối với động cơ và những bộ phận khác.

Dự án máy bay không gian của Trung Quốc có nhiều điểm giống mẫu máy bay tái sử dụng X-37B của Không quân Mỹ. X-37B đã bay vào vũ trụ 4 lần, mang thiết bị bí mật lên quỹ đạo trong nhiều tháng. Các phương tiện có cánh từng bay vào quỹ đạo khác bao gồm tàu con thoi đã ngừng hoạt động của NASA, từng thực hiện 135 nhiệm vụ chở phi hành gia từ năm 1981 đến 2011, và tàu không người lái Buran của Liên bang Xô Viết cất cánh năm 1988.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng chứng sốc về sự sống

Bằng chứng sốc về sự sống "không thể tin nổi" chiếm cứ các "Mặt trời ma"

Công trình của 2 nhà khoa học Mỹ đã lý giải nguyên nhân khiến một số ngôi sao cứ mờ tỏ như bóng ma - chúng đã bị nguội đi nhanh chóng bởi một dạng sự sống ngoài hành tinh có thể cao cấp hơn cả chúng ta.

Đăng ngày: 05/09/2020
NASA đưa 2.487 con sứa vào không gian: Chúng sinh sản thành công nhưng lại có điều bất thường

NASA đưa 2.487 con sứa vào không gian: Chúng sinh sản thành công nhưng lại có điều bất thường

Cuối thập niên 1940, con người đã thực hiện các thí nghiệm đưa các loài động vật vào không gian để theo dõi ảnh hưởng của môi trường vi trọng lực (microgravity) đến các sinh vật sống.

Đăng ngày: 05/09/2020
Hình ảnh chi tiết nhất về bề mặt của Mặt trời

Hình ảnh chi tiết nhất về bề mặt của Mặt trời

Nhờ kính viễn vọng mặt trời GREGOR được hiện đại hóa, lớn nhất châu Âu, các nhà khoa học Đức đã thu được những hình ảnh chi tiết nhất về bề mặt Mặt trời trong toàn bộ lịch sử quan sát từ Trái đất.

Đăng ngày: 05/09/2020
Các phi hành gia vẫn chưa thể tìm thấy lỗ hổng không khí trên ISS

Các phi hành gia vẫn chưa thể tìm thấy lỗ hổng không khí trên ISS

Việc Trạm vũ trụ Quốc tế ISS bị rò rỉ không khí vốn xuất hiện từ lâu, tuy nhiên tốc độ của quá trình này đang khiến các chuyên gia lo ngại.

Đăng ngày: 04/09/2020
Một năm thiên hà dài bao lâu?

Một năm thiên hà dài bao lâu?

Trong một năm thiên hà, hay còn gọi là năm vũ trụ, Mặt Trời quay hết một vòng quanh dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 04/09/2020
Châu Âu phóng thành công tên lửa Vega đưa vệ tinh lên quỹ đạo

Châu Âu phóng thành công tên lửa Vega đưa vệ tinh lên quỹ đạo

Tên lửa Vega của châu Âu đưa vệ tinh lên quỹ đạo đã được phóng thành công từ vùng lãnh thổ hải ngoại Guiana của Pháp ở Nam Mỹ.

Đăng ngày: 04/09/2020
Oxy từ Trái đất có thể làm rỉ sắt trên Mặt trăng

Oxy từ Trái đất có thể làm rỉ sắt trên Mặt trăng

Gió Mặt Trời thổi oxy từ khí quyển Trái Đất tới Mặt Trăng, phản ứng với sắt và tạo nên khoáng vật hematite. ​​​​​​​

Đăng ngày: 04/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News