Trung Quốc rục rịch phóng tàu thăm dò Sao Hỏa vào tháng 7 tới
Trung Quốc dự kiến sẽ khởi động sứ mệnh thám hiểm Sao Hỏa với việc phóng tàu thăm dò hành tinh Đỏ đầu tiên vào tháng 7 năm nay.
Tờ China Youth Daily đưa tin, tàu thăm dò Sao Hỏa sẽ được đưa lên vũ trụ trong tên lửa Long March-5 vào tháng 7. Trước đó tên lửa Long March-5 Y4 đã hoàn thành thử nghiệm 100 giây với động cơ hydro-oxy.
Đây cũng là lần kiểm tra cuối cùng trước khi tiến hành lắp ráp tên lửa. Theo Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), nước này sẽ gửi tàu thăm dò lên quỹ đạo và hạ cánh, sau đó bắt đầu triển khai robot tự hành trên Sao Hỏa.
Vào năm 2020, tên lửa Long March-5 sẽ thực hiện khá nhiều nhiệm vụ, bao gồm phóng tàu thăm dò Sao Hỏa và chuyên chở mẫu vật thu thập được trên Mặt Trăng từ tàu thăm dò Hằng Nga-4. Tổng cộng sẽ có 24 thử nghiệm động cơ tên lửa hydro-oxy sẽ được thực hiện trong năm nay để phục vụ cho nhiệm vụ này.
Hạ cánh trên Sao Hỏa chắc chắn là thách thức lớn nhất với các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc. Vào tháng 11/2019, Trung Quốc đã hé lộ một thí nghiệm mô phỏng quá trình tàu thăm dò lơ lửng, tránh chướng ngại vật và hạ cánh xuống Sao Hỏa.
Tân Hoa Xã cho biết, thí nghiệm được tổ chức trên một khu đất đặc biệt nằm ở huyện Hoài Lai, Hà Bắc, Trung Quốc.
Làm thế nào để hạ cánh an toàn trên Sao Hỏa là một trong những thách thức lớn nhất đối với sứ mệnh thám hiểm Sao Hỏa. Thí nghiệm mô phỏng lực hấp dẫn của Sao Hỏa khi trọng lực ở hành tinh này chỉ bằng 1/3 so với trọng lực trên Trái Đất.
Trước đó vào năm 2012, Trung Quốc từng đặt mục tiêu tham vọng khi đưa con người lần đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa vào năm 2030.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
