Trung Quốc sắp khai thác băng cháy ở Biển Đông

Trung Quốc lên kế hoạch khai thác băng cháy, một nguồn năng lượng có thể chiết xuất khí đốt tự nhiên, ở Biển Đông vào năm 2017.

Thông tin trên được công bố hôm qua trong một cuộc họp báo quốc tế về hydrate tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Theo đó, các kế hoạch khai thác ban đầu của Trung Quốc sẽ bắt đầu trong ba năm tới.

"Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới có triển vọng khai thác nguồn tài nguyên này", CRI dẫn lời Zhang Haiqi, người đứng đầu Cục Khảo sát Địa chất, cho hay. Theo Zhang, có khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi trên cả đất liền và trên biển, tương đương với tổng nguồn năng lượng khí gas tự nhiên và dầu của Trung Quốc.


Khí methane cháy sau khi thoát ra từ băng cháy bị nung nóng. (Ảnh: Inhabitat)

Băng cháy hay còn gọi là methane hydrate, cấu tạo từ khí methane nén chặt trong băng bên dưới đáy biển hoặc đóng băng vĩnh viễn. Ban đầu, nguồn năng lượng này được cho là chỉ tồn tại bên ngoài hệ Mặt Trời. Các nhà khoa học sau đó phát hiện băng cháy dưới đáy biển sâu.

Một mét khối băng cháy có năng lượng tương đương với 160 mét khối khí tự nhiên. Với trữ lượng lớn gấp ba lần trữ lượng năng lượng hóa thạch từng được biết tới, băng cháy hiện được xem là nguồn năng lượng tương lai của nhân loại.

Theo ước tính của Bắc Kinh, có khoảng 30 tỷ thùng dầu và một lượng lớn khí tự nhiên dưới đáy Biển Đông, bên cạnh hàng nghìn tấn kim loại quý và khoáng sản đã được phát hiện. Bên cạnh đó, quốc gia này đã tìm thấy một lượng lớn băng cháy có thể phát triển thành nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.

Giới chuyên gia nhận định, để đạt được "mỏ vàng" này, Trung Quốc đã và đang sử dụng sức mạnh của mình để đạt quyền kiểm soát các vùng biển tranh chấp, tuyên bố các yêu sách trên Biển Đông.

Tháng 3/2013, Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới khai thác khí đốt tự nhiên từ băng cháy ở đáy biển Thái Bình Dương, ngoài khơi miền trung nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News