Trung Quốc tiến hành xây máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Với mục đích tạo ra "hạt của Chúa", Trung Quốc đang tiến hành chuẩn bị xây dựng máy gia tốc hạt hình tròn trong đường hầm dài 100km dưới lòng đất.
Máy gia tốc positron electron hình tròn (CEPC) trị giá 5 tỷ USD hay còn gọi là nhà máy Higgs, sẽ mất khoảng 10 năm xây dựng và trở thành trung tâm toàn cầu tiếp theo của vật lý hạt, theo Wang Yifang, giám đốc Viện vật lý năng lượng cao ở Bắc Kinh, Interesting Engineering hôm 8/3 đưa tin. Bằng cách tăng tốc electron và phản hạt của chúng là positron trong một đường hầm dưới lòng đất dài 100km tới mức năng lượng cực cao và để chúng đâm vào nhau, CEPC sẽ tạo ra hàng triệu hạt Higgs boson, cho phép các nhà khoa học tạo ra những phát hiện mới ngoài Mô hình chuẩn, giả thuyết tốt nhất hiện nay để mô tả khối xây dựng cơ bản của vũ trụ.
Bên trong đường hầm máy gia tốc hạt. (Ảnh: iStock).
Dự án tham vọng trên cũng sẽ giúp Trung Quốc vươn lên hàng đầu thế giới và tiên phong trong lĩnh vực vật lý năng lượng cao. Theo Wang, báo cáo thiết kế kỹ thuật của CEPC có sự tham gia của 1.000 nhà khoa học đến từ 24 nước và mất 5 năm để hoàn thành, đã thông qua đánh giá quốc tế và đáp ứng phản hồi của cộng đồng vật lý khi công bố vào tháng 12 năm ngoái.
Báo cáo kết hợp với nhiều thiết bị nguyên mẫu được chế tạo và thí nghiệm trong thập kỷ qua, chứng minh khả năng của Trung Quốc trong thiết kế và xây dựng một cơ sở khoa học lớn như vậy. Ý tưởng xây CEPC lần đầu được Wang và cộng sự đề xuất năm 2012 sau khi hạt Higgs boson hay còn gọi là "Hạt của Chúa", loại hạt cung cấp khối lượng cho hầu hết mọi hạt khác, được phát hiện bằng Máy gia tốc hạt Lớn (LHC) của châu Âu.
Trong khi hạt Higgs được cho là nằm giữa chìa khóa đối với những đột phá tiếp theo trong vật lý cơ bản, có nhiều hoài nghi đối với chi phí cao và mức độ sẵn sàng về công nghệ của CEPC. Wang thừa nhận 5 tỷ USD không phải chi phí rẻ. Tuy nhiên, nếu CEPC có thể hỗ trợ nghiên cứu cho hàng nghìn nhà khoa học trong những thập kỷ tới, chi phí trung bình sẽ không cao. Theo báo cáo thiết kế kỹ thuật, nhà chức trách đang cân nhắc nguồn kinh phí, dự kiến có sự đóng góp từ chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và đối tác quốc tế.
Công tác xây dựng CEPC hiện nay đang ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật, bao gồm sản xuất hàng loạt và lắp ráp các bộ phận của máy gia tốc, cũng như tối ưu hóa hiệu suất và độ tiết kiệm chi phí của chúng. Nhóm của Wang cũng sẽ sớm chốt địa điểm dành cho CEPC. Ông cho biết sẽ có một đánh giá toàn diện dựa trên điều kiện địa chất, giao thông và cơ sở hạ tầng bởi CEPC sẽ đón các nhà khoa học đến từ khắp thế giới và cần cân nhắc cả yếu tố như giáo dục trẻ em.
Những địa điểm tiềm năng bao gồm: Tần Hoàng Đảo ở tỉnh Hà Bắc, Hồ Châu ở tỉnh Chiết Giang và Trường Sa ở tỉnh Hồ Nam. Trong khi đó, ở châu Âu, một dự án tương tự tên Máy gia tốc hình tròn tương lai sẽ kế nhiệm Máy gia tốc hạt Lớn. Là máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới hiện nay, LHC có chu vi 27 km. Chu vi của Máy gia tốc hình tròn tương lai có thể đạt 100 km với chi phí 23 tỷ USD.

Chung cư Kim Tự Tháp: Kiến trúc bước ra từ phim khoa học viễn tưởng
Chung cư Kim Tự Tháp gần đây đã trở thành một địa danh nổi tiếng ở Côn Sơn, Tô Châu, Trung Quốc bởi kiến trúc vô cùng độc đáo.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

9 công trình kiến trúc "để đời" của Singapore
Quốc đảo sư tử với diện tích nhỏ và số dân khiêm tốn nhưng lại là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Đông Nam Á. Vì sao vậy?

Lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ có thể sản xuất 5 MW điện
Công ty Westinghouse giới thiệu thiết kế lò phản ứng tiên tiến có thể cung cấp điện hạt nhân cho những khu vực khan hiếm nước và cần nhiệt sưởi.

Lịch sử chưa từng có: 6 nước chế tạo "Mắt thần" mạnh gấp 50 triệu lần mắt người
"Mắt thần" mang tên GMT là một công trình khổng lồ, tọa lạc trên đỉnh núi cao 2.500 mét ở Chile.

Tự phá kỷ lục của chính mình, Trung Quốc xây tiếp cầu cao nhất thế giới bên trên "vết nứt Trái đất"
Cây cầu của Trung Quốc không chỉ giúp ích cho nền kinh tế địa phương mà còn định hình lại tiêu chuẩn của các thành tựu kỹ thuật toàn cầu.
