Trung Quốc triển khai du lịch vũ trụ vào năm 2028
Ngày 17-5, Công ty thương mại vũ trụ Trung Quốc CAS Space công bố thông tin "phương tiện du lịch vũ trụ" của họ sẽ cất cánh lần đầu tiên vào năm 2027 và du hành đến rìa vũ trụ vào năm 2028.
Tàu vũ trụ Hằng Nga -6 được phóng vào không gian từ đầu tháng 5.
CAS Space cho biết, phương tiện này được thiết kế bao gồm 1 cabin du lịch có bốn cửa sổ nhìn toàn cảnh và có thể chở 7 hành khách trên mỗi chuyến bay. Công ty lên kế hoạch sắp xếp 100 giờ/chuyến xuất phát từ một công viên giải trí hàng không vũ trụ mới xây dựng. 10 phương tiện sẽ sẵn sàng luân phiên phục vụ du khách. Giá vé cho mỗi chuyến bay được dự tính vào khoảng từ 2 triệu đến 3 triệu nhân dân tệ (415.127 USD/lượt).
Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi tập đoàn hàng không vũ trụ quả Mỹ Blue Origin thông báo tàu không gian New Shepard Rocket chuyên chở hàng hóa và con người trong những chuyến đi ngắn đến rìa vũ trụ sẽ tiếp tục các chuyến bay vào ngày 19-5, chấm dứt gần 2 năm tạm dừng hoạt động của phi hành đoàn.
CAS Space có trụ sở tại Quảng Châu được thành lập vào năm 2018 và cổ đông lớn thứ hai của công ty này là Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Chương trình thám hiểm không gian của Trung Quốc gần đây đã thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Dự kiến, trong tháng 6 tới tàu vũ trụ Hằng Nga -6 sẽ đáp lên Mặt trăng và Trung Quốc có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới lấy được mẫu vật trên bề mặt vùng tối của Mặt trăng rồi phóng một mô đun chứa mẫu vật trở về Trái đất.

Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?
"Vụ nổ ánh sáng", còn gọi là bức xạ Cherenkov, là một loại bức xạ điện từ có bước sóng ngắn chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu dưới dạng tia sáng xanh.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?
Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng không một ai dám chắc những ngôi sao đã biến mất thế nào, và giờ chúng đang ở đâu.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ "gã khổng lồ của Oort"
Lyrids là trận mưa sao băng được ghi nhận đầu tiên trên thế giới: Từ năm 687 trước Công Nguyên, bởi các nhà thiên văn Trung Quốc.
