Trung Quốc tung thêm ảnh "chất thủy tinh" bí ẩn trên Mặt trăng
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố hình ảnh mới về loại vật chất bí ẩn tìm thấy tại bề mặt Mặt Trăng vốn làm cộng đồng khoa học đau đầu giải mã nhiều tuần nay.
Theo kênh truyền hình RT, với người bình thường, hình ảnh này giống như một bức ảnh chụp đất đá. Tuy nhiên, tấm hình do tàu đổ bộ Yutu-2 của Trung Quốc chụp được nhiều khả năng sẽ hé lộ về nguồn gốc thực sự của vật chất bí ẩn trên.
Chất liệu bí ẩn trên bề mặt Mặt Trăng có màu tối, phản chiếu ánh sáng. (Ảnh: RT).
Tàu Yutu-2 đã đáp xuống vùng tối của Mặt Trăng ngày 2/1 trong một chuyến hạ cánh lịch sử. Vài tháng sau đó, Yutu-2 đã phát hiện vật chất lạ này trong lần thứ hai đi qua một hố trũng rộng 2 mét trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
Qua bức ảnh mới nhất được công bố, giới nghiên cứu vẫn nhất trí cho rằng đây là một dạng thủy tinh tối màu, được hình thành bởi tác động của thiên thạch. Vụ nổ dường như đã đốt nóng các khoáng chất trên bề mặt Mặt Trăng, biến chúng thành dạng chất giống như thứ các phi hành gia trên tàu Apollo 17 từng tìm thấy trước đây.
“Tôi cho rằng thông tin đáng tin cậy nhất ở đây chính là việc chất liệu này khá tối màu”, ông Dan Moriaty, chuyên gia tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard nhận định với trang Space.com.
Một bức ảnh do tàu Yutu-2 chụp được. (Ảnh: RT).
Từ năm 2015, Trung Quốc đã đề cập ý định đưa tàu thăm dò đến vùng tối Mặt Trăng. Vùng tối trên Mặt Trăng là phần con người không bao giờ quan sát được khi nhìn từ Trái Đất. Luôn có một mặt của Mặt Trăng hướng về Trái Đất, trong khi phần còn lại hướng về vũ trụ tối tăm lạnh lẽo nên bị bao phủ bởi màu đen.
Trên thực tế, có thể hiểu vùng tối là mặt ban đêm của Mặt Trăng, còn phía còn lại có thể quan sát được từ Trái Đất do nhận ánh nắng Mặt Trời và là mặt ban ngày.
Tuy Trung Quốc gia nhập cuộc đua vũ trụ khá muộn nhưng trong nhiều thập niên qua, Bắc Kinh đã “bơm” hàng tỷ USD vào nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực này. Trung Quốc là quốc gia thứ 3 trên thế giới thám hiểm Mặt Trăng thành công, sau Mỹ và Nga.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.
