Trung Quốc và châu Âu hợp tác xây ngôi làng trên Mặt Trăng
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và Trung Quốc tiến hành thảo luận cách thức hợp tác để xây căn cứ có người ở trên Mặt Trăng.
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Cục Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) tổ chức cuộc đàm phán liên quan đến việc hợp tác xây dựng một căn cứ có người ở trên Mặt Trăng hôm 26/4, theo Independent.
"Người Trung Quốc có sẵn một chương trình Mặt Trăng đầy tham vọng. Chúng tôi nhận ra rằng để khám phá vũ trụ, phục vụ cho các mục đích hòa bình thì chúng tôi cần hợp tác quốc tế", Pal Hvistendahl, phát ngôn viên của ESA, cho biết.
Mô phỏng cấu trúc nhà ở trên Mặt Trăng trong tương lai. (Ảnh: Foster & Partners).
Johann-Dietrich Wörner, tổng thư ký của ESA, mô tả đề xuất về "ngôi làng Mặt Trăng" như một bệ phóng quốc tế cho các cuộc thám hiểm sao Hỏa trong tương lai. Đồng thời nó cũng là một cơ hội để phát triển du lịch không gian hoặc khai thác mỏ trên Mặt Trăng.
Trung Quốc tương đối chậm chân trong lĩnh vực du hành vũ trụ, nhưng quốc gia này đang gia tăng các chương trình kể từ chuyến bay có người lái vào không gian năm 2003, hơn 42 năm sau khi một phi hành gia Liên Xô trở thành người đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái Đất.
Tuần trước, CNSA phóng thành công một tàu vũ trụ không người lái để kết nối với trạm không gian của Trung Quốc. CNSA có kế hoạch thu thập các mẫu vật trên Mặt Trăng vào cuối năm nay, và năm tới sẽ mang về các mẫu khoáng sản ở phía bên kia của Mặt Trăng.
ESA hy vọng sẽ tham gia phân tích các mẫu vật do tàu vũ trụ Hằng Nga 5 mang về trong năm nay cũng như đưa phi hành gia châu Âu lên trạm không gian Trung Quốc trong tương lai, theo Hvistendahl.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất
Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Số phận của những lá cờ Mỹ cắm trên Mặt Trăng
Những lá cờ do phi hành gia Mỹ cắm trên bề mặt của Mặt Trăng trong chương trình Apollo ngày càng phai màu và phân hủy.
