Truyền thuyết về hổ trong 12 con giáp của Trung Quốc
Có 12 loài động vật cùng nhau tạo nên cung hoàng đạo Trung Quốc, hay còn gọi là 12 con giáp. Thứ tự của 12 con giáp trong văn hóa Trung Quốc là: Chuột, Bò, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà trống, Chó và Lợn.
Theo truyền thuyết, sư tử là một trong 12 con giáp của Trung Quốc và không có hổ. Tuy nhiên, do sư tử rất độc ác nên Ngọc Hoàng muốn loại bỏ vị trí của con vật này trong 12 con giáp. Mặc dù vậy, Ngọc Hoàng không thể làm như vậy vì sư tử là vua của muôn loài và nếu muốn loại bỏ sư tử thì cần một con vật mới để lãnh đạo tất cả các loài động vật. Lúc này, Ngọc Hoàng nhớ tới hổ.
Hổ đã thay thế sư tử trong 12 con giáp của Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Getty Images).
Vào thời điểm đó, hổ vốn chỉ là một động vật tầm thường đối với loài người. Nó đã học những kỹ năng chiến đấu khác nhau như bắt, đập, cắn, lao, nhảy và trở thành một chiến binh mạnh mẽ trong rừng. Tất cả những con vật thách thức hổ đều bỏ mạng hoặc bị thương nặng. Kể từ đó, hổ trở thành vua trong rừng.
Sức mạnh và sự dũng cảm của hổ lan truyền rộng đến nỗi Ngọc Hoàng đã triệu tập hổ về Thiên đình. Khi lên tới Thiên đình, hổ đã đánh bại những người bảo vệ của Ngọc Hoàng và trở thành người bảo vệ mới.
Nhưng ngay sau đó, muông thú và chim chóc bắt đầu tấn công con người và gây tai họa cho nhân gian vì không có người cai quản. Sau đó, Ngọc hoàng cử hổ xuống trần gian để bảo vệ loài người. Hổ yêu cầu phải có phần thưởng mỗi khi lập chiến công và Ngọc Hoàng đã đồng ý với điều kiện này.
Sau khi xuống trần gian, hổ mới biết sư tử, gấu và ngựa là những con vật mạnh nhất lúc bấy giờ nên đã thách thức và đánh bại chúng bằng sức mạnh tuyệt vời. Những con thú dữ khác khi biết tin đã vội vã bỏ chạy và trốn trong một khu rừng hoang vu. Trần gian trở lại trạng thái bình yên và con người cảm ơn hổ vì đã đánh bại các con thú dữ.
Khi hổ trở về Thiên đình, vì ba lần giành chiến thắng nên Ngọc Hoàng khắc ba đường ngang trên trán của hổ.
Một thời gian sau, trần gian lại bị xáo trộn vì một con rùa độc ác gây lũ lụt. Hổ một lần nữa được cử xuống trần gian để trừng trị rùa. Sau chiến công lần này, Ngọc Hoàng đã khắc thêm một đường thẳng ở giữa ba đường ngang trên trán hổ, tạo thành từ “vua” (王) trong tiếng Trung Quốc. Từ đó, hổ trở thành vua của muôn loài. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy ký tự này trên trán của những con hổ.
Sau đó, Ngọc Hoàng đã quyết định tước bỏ vị trí trong 12 con giáp Trung Quốc của sư tử và chọn hổ là con vật thay thế.
Hổ là một mãnh thú dữ tợn và thường được coi là nguy hiểm với con người, tuy nhiên, theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, hổ cũng là biểu tượng của sự may mắn.

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)
Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Những nguyên nhân khiến bạn phân tâm khi làm việc và học tập
Có hàng tá những thứ xung quanh bạn luôn làm bạn mất tập trung. Vậy phải giải quyết chúng như thế nào?

10 địa điểm đáng sợ trên thế giới
Hầm mộ Paris là một nghĩa địa của thành phố Paris và vốn là hầm mỏ cũ có chiều dài 1,7km. Cuối thế kỷ 18, nghĩa địa Innocents nằm ở khu phố Les Halles tồn tại gần 6 thế kỷ và gây nên những vấn đề về vệ sinh.
